Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp cha mẹ, ông bà không “cô đơn” trên không gian mạng

Tạp Chí Giáo Dục

Vic giúp ngưi già tiếp cn công ngh đ h không còn “cô đơn” trên không gian mng là mt vic làm vô cùng cn thiết ca toàn xã hi. Trong đó vai trò ca gia đình là đc bit quan trng. Con cháu trong gia đình cn dành thi gian đng dn cha m, ông bà s dng các thiết b, ng dng mt cách an toàn.

Việc giúp người già tiếp cận công nghệ để họ không còn “cô đơn” trên không gian mạng là một việc làm vô cùng cần thiết. Ảnh: IT

1.Bạn Lê Anh Tú (Tiền Giang) kể câu chuyện của chính mình thật xúc động: “5 năm trước ba tôi ra đi đột ngột vì tai biến khiến mẹ tôi 65 tuổi suy sụp hoàn toàn. Thấy vậy nên tối nào ở TP.HCM tôi cũng gọi điện về quê nói chuyện với mẹ cả tiếng đồng hồ. Hồi đó, mẹ dùng điện thoại “cùi bắp” nên tôi phải trả tiền thuê bao rất nhiều. Thế là tôi “dụ” mẹ dùng điện thoại thông minh cho nhìn thấy mặt lại không tốn tiền. Mới đầu mẹ nhất định không chịu vì nó “quẹt quẹt” rắc rối lắm. Nhưng sau khi nghe tôi công bố số tiền điện thoại tôi phải trả trong tháng, mẹ vì xót tiền nên miễn cưỡng chấp nhận. Sau khi được tôi “phổ cập” công nghệ từ xa và cháu tôi “phổ cập” công nghệ trực tiếp, mẹ đã chính thức có cái Facebook và Zalo như người ta. Lần đầu gọi video call cho tôi, mẹ thích thú nói chuyện mấy tiếng đồng hồ đến hết pin điện thoại mới dừng. Từ đó, tối nào hai mẹ con tôi cũng video call nói chuyện trên trời dưới đất. Tôi thấy mẹ vui lên thấy rõ. Từ chiếc điện thoại thông minh, mẹ tập tành vào wifi, nạp 3G để đi đâu cũng có mạng dùng. Mẹ vào YouTube xem lại hàng trăm vở cải lương xưa cũng như những băng đĩa ca nhạc, hài kịch xưa của những nghệ sĩ mà mẹ thần tượng đóng. Mẹ biết bấm bỏ qua quảng cáo, biết chọn lọc thông tin trên mạng đâu là tin thật, đâu là tin giả… Mẹ biết lướt Facebook đọc tin, biết xem livestream người ta bán hàng, biết gửi hình qua Zalo chất lượng cho đẹp… Cũng nhờ vậy mà trong suốt thời gian dịch Covid-19, dù không về quê được nhưng hai mẹ con tôi vẫn “gặp” nhau mỗi ngày!

Không những thế, mẹ tôi còn biết dùng điện thoại thông minh xem tài khoản ngân hàng, nạp tiền vào thẻ khám bệnh… Mỗi lần đi khám bệnh, ngồi chờ lâu, mẹ lại lấy điện thoại ra lướt mạng và cười tủm tỉm một mình… Bây giờ, tôi hay bị cho “ra rìa” bất tử lắm. Nhiều lúc hai mẹ con đang gọi video call nói chuyện ngon lành bỗng mẹ tắt ngang cái rụp vì có “bà Bảy, cô Sáu, dì Tám, cô Tư, cậu 5, chị Chín… gọi bất tử”. Nói vậy thôi chứ tôi vui, tôi mừng lắm khi thấy mẹ đã không còn “cô đơn” trên không gian mạng nữa! Từ lâu rồi tôi cũng không còn tự hỏi bản thân về mục đích sống nữa. Vì tôi đã tìm ra lời giải đáp cho mình. Đó là đơn giản mỗi ngày video call cho mẹ và rảnh rỗi là mỗi tuần lái xe về quê bình an bên mẹ…”.

2.Bạn Trần Nam (sinh viên năm I, ĐH KHXH&NV TP.HCM) kể: “Năm nay, ông nội mình đã 72 tuổi và đã có “thâm niên” sử dụng smartphone hơn 5 năm. Ngoài việc truy cập internet đọc báo, xem YouTube, ông nội còn sử dụng thành thạo các ứng dụng mua sắm thông qua nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok. Hàng tháng, cứ khi nào ông có lương hưu là cả nhà đều biết. Lúc ông đặt mua quần áo, khi mua thực phẩm chức năng, các thiết bị gia dụng, đồ dùng cá nhân, thức ăn… Hồi dịch bệnh Covid-19 mới bùng phát, các cô chú ở xa không thể thường xuyên về thăm nhà như trước kia, nên sau nhiều lần chần chừ, ngại ngần, không muốn sử dụng vì “mắt kém, tay chậm”, cuối cùng ông nội cũng đã biết dùng điện thoại trò chuyện với con cái thông qua Zalo, Facebook. Khi mới dùng điện thoại thông minh, chỉ khi nào các cô chú gọi thì ông nội mới bấm nút nghe. Nhưng dùng quen rồi, ông nội chủ động mở máy để gọi cho con cháu khi cần, rồi vào mạng xem tin tức. Ông nội nói rằng biết dùng thiết bị công nghệ tiện ích thật sự. Nhiều thông tin cần thiết như các bài thuốc nam chữa bệnh, kiến thức chăm sóc sức khỏe ông nội đã học được nhờ sử dụng thiết bị công nghệ”.

Chị Ánh Vân cũng hào hứng kể về câu chuyện vui khi tiếp cận công nghệ của mẹ mình: “Mẹ tôi năm nay 66 tuổi, sinh hoạt trong một câu lạc bộ của những người hưu trí cùng tuổi. Lần nào đi du lịch, mẹ cũng đều lôi kéo các cô chú, bạn bè ra chụp hình. Nhưng về nhà, mẹ đăng lên Facebook, Zalo hình chỉ một mình mẹ với đủ mọi tư thế. Ai trách hờn thì mẹ giải thích: “Đăng bức hình mà nhiều người quá mặt ai cũng nhỏ xíu, ít like lắm!”. Những lần khác mẹ rủ chụp hình chung, các đồng nghiệp, bạn bè đều từ chối. Thế là mẹ giận dỗi về nhà “hủy kết bạn” với họ… Có lần, mẹ đăng hình “tự sướng” của mình lên Facebook rồi tag cho gần 20 người bạn. Có người inbox phản hồi: “Từ nay những bức ảnh cá nhân, không có dính dáng một chút gì tới chúng tôi như vậy, chị đừng tag cho chúng tôi nữa nhé”. Người ta lịch sự nói như vậy, nhưng mẹ không chịu hiểu mà lại bực bội, chặn Facebook người ấy một cách vô tội vạ… Nhưng đó là chuyện của trước đây, sau nhiều lần tôi nhỏ to tâm sự với mẹ. Nhất là con trai tôi – đứa cháu mà mẹ rất cưng giải thích cho bà ngoại thông hiểu việc văn minh trên không gian mạng thì mẹ đã thay đổi hoàn toàn. Facebook của mẹ bây giờ được rất nhiều bạn bè yêu mến, lượng theo dõi tăng cao bởi những bài viết, cảm nhận sâu sắc của mẹ khiến cho tôi cũng thấy hãnh diện vô cùng…”.

Thiết b công ngh h tr khá nhiu cho ngưi cao tui trong cuc sng. Nhưng hơn tt c, s quan tâm ca con cái vi ông bà, cha m vn là “liu thuc b” tinh thn quý giá nht.

3.Hiện nay, một bộ phận người cao tuổi sống ở các vùng quê nông thôn, khu vực miền núi kinh tế còn khó khăn chưa có điều kiện để sắm sửa các thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh hoặc còn e ngại không muốn dùng. Với những người này, nếu được con cháu tận tình hướng dẫn chắc chắn sẽ vượt qua được tính e ngại cố hữu.

Năm 2018, công ty nghiên cứu thị trường eMarketer công bố Facebook đang dần mất đi sức hút với giới trẻ, trong khi mạng xã hội lớn nhất thế giới này lại đón nhận làn sóng người dùng trên 55 tuổi. Đơn giản là người cao tuổi có nhiều thời gian, họ có nhu cầu kết nối bạn bè, chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống. Đặc biệt hiện nay các gia đình nhiều thế hệ ít dần, con cái có xu hướng lập gia đình sẽ tách ra ở riêng. Không chỉ để vơi nỗi cô đơn, rất nhiều người cao tuổi tìm ra cách để công nghệ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.

Đó là trái ngọt mà công nghệ đã đem đến cho con người. Sử dụng công nghệ một cách hiệu quả và thông minh, sẽ đem đến nhiều trải nghiệm mới mẻ và niềm vui cho những người lớn tuổi.

Anh Khôi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)