Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp con không vi phạm kỷ luật

Tạp Chí Giáo Dục

Đ nâng cao hiu qu phòng nga tr vi phm k lut, cha m không nên phó mc hoàn toàn cho nhà trưng, nht thiết phi nêu cao vai trò ca gia đình trong công tác này.

Trẻ thường vi phạm kỷ luật vì những nguyên nhân sau:

Do thói quen cũ chưa thay đi đưc: Do thay đổi từ môi trường sinh hoạt này sang môi trường khác (từ bậc học này sang bậc học khác…) khiến trẻ chưa thích ứng kịp thậm chí bị “ngợp”. Từ đó, nảy sinh tâm lý lo lắng, chán nản và lười biếng trong học tập.

Do b cm đoán nên không biết: Trẻ thường hay phạm lỗi còn do cha mẹ, thầy cô cấm đoán, không cho phép làm một điều gì đó, mà không được giải thích cụ thể. Trẻ đang độ tuổi mới lớn thích tò mò, khám phá, hoặc vì bị cấm đoán mà nảy sinh tâm lý phản ứng điều bị cấm, làm ngược lại để chống đối, dẫn đến vi phạm các quy định của gia đình, hay những nội quy của nhà trường…

Do tr suy nghĩ đơn gin, nông cn: Thoạt đầu trẻ phạm lỗi do tâm lí coi thường cái nhỏ: Đi đứng, chào hỏi, chấp hành giờ giấc, lấy tiền của cha mẹ… Trẻ cho rằng quy định đó không quan trọng hoặc không cần thiết, dần dần dẫn đến thói quen xem thường cả những vấn đề quan trọng.

Do ngưi ln thiếu gương mu: Do cha mẹ, thầy cô có thời điểm thiếu gương mẫu trong hành động, chấp hành kỷ luật, nêu gương xấu cho trẻ bắt chước, làm theo dẫn đến phạm lỗi như chơi đỏ đen, trộm cắp với bạn cùng trang lứa.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa trẻ vi phạm kỷ luật, cha mẹ không nên khoán trắng, phó mặc hoàn toàn cho nhà trường, nhất thiết phải nêu cao vai trò của gia đình trong công tác này, với các nội dung như sau:

Nâng cao vai trò trách nhim ca cha m trong chăm sóc, nuôi dưng tr

Trọng trách to lớn của gia đình là nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục hình thành nhân cách tốt đẹp cho con trẻ. Để các em trưởng thành hội đủ các phẩm chất tốt như sống tử tế, biết yêu thương, không có những hành vi vi phạm kỷ luật, gia đình phải hết sức quan tâm đến trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ cần thu xếp công việc hợp lý để có thời gian tâm sự, trò chuyện với con, để nắm bắt được sự phát triển từng giai đoạn tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ tháo gỡ những vướng mắc. Xây dựng bầu không khí tâm lý luôn dân chủ, bình đẳng, mọi người luôn chia sẻ, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm bổ ích. Cha mẹ phải sử dụng hiệu quả phương pháp thuyết phục để nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin và rèn luyện thói quen hành vi kỷ luật tự giác cho trẻ.

Khc phc nhng bt cp trong giáo dc gia đình

Sự nghiêm khắc hoặc bao bọc chiều chuộng trẻ quá mức, nhất là do thiếu kỹ năng kiểm soát như mắng chửi, đe dọa, đánh đập, bạo lực về tinh thần… khiến trẻ có tâm trạng tiêu cực, chán nản, mất lòng tin để lại di chứng nặng nề trong việc hình thành thói quen hành vi ứng xử sau này. Vì thế, gia đình phải đổi mới phương pháp trên cơ sở phát huy dân chủ và tôn trọng lẫn nhau nhu cầu chính đáng của từng độ tuổi của trẻ. Trong giao tiếp với trẻ, cha mẹ nên khéo léo định hướng giá trị, xây dựng nghị lực và ý chí; động viên, khơi dậy lòng tự tin, tự trọng, tự hào, phát huy mặt tốt, cải tạo những suy nghĩ và hành vi lệch lạc. Tổ chức tốt cuộc sống, học tập sinh hoạt, giao lưu hàng ngày để những hành vi tốt đẹp trở thành nề nếp bền vững, ổn định của trẻ.

Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn như cha mẹ ly hôn, mồ côi cha hoặc mẹ… rất cần sự nêu cao vai trò của người giám hộ trong quản lý giáo dục các em, bảo đảm những điều kiện cần thiết để các em được chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển bình đẳng với các trẻ cùng trang lứa.

Lê Phm Phương Lan (Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)