Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp con lấy lại dũng khí!

Tạp Chí Giáo Dục

T mt em bé đang tui tp đi, bé ngã rt nhiu, dù vy bé vn c gng đng dy đ tiếp tc thc tiếp. Nhưng nếu ngưi ln quá cưng nng, nuông chiu và ti nâng bé dy, h thng đi phó vi th thách ca bé s không đưc rèn luyn và hình thành, bé s mt dn đi tính kiên trì, quen vi vic ph thuc vào ngưi ln.


Vic ph huynh khuyến khích đ tr vng tâm hơn mi khi gp tr ngi, hay đưa ra nhng mc tiêu đ tr phn đu dài hơi vi phn thưng là mt món quà tr thích cũng s kích thích thế ch đng trong con ngưi ca tr. Ảnh: IT

Các bậc cha mẹ hãy hiểu những gì mà trẻ cần phải nếm trải ở đây chỉ đơn giản là những việc mà bé chưa làm thành thạo và sẽ phải cố gắng để hoàn thành tốt hơn. Chẳng hạn, trẻ đạp xe bị té, chạy bộ bị trượt chân, làm bài toán bị sai, nấu cơm không chín, tráng trứng bị cháy, rửa chén bát bị vỡ… Những điều chưa như mong muốn không nhỏ đầu đời đó khiến cho trẻ thất vọng, lo lắng, buồn phiền. Trải nghiệm cảm giác này cũng quan trọng với sự phát triển của bé không khác gì cảm giác khi bé làm thành công một việc gì đó. Điều này giúp trẻ làm chủ được những cảm xúc của mình trong cuộc sống.

Cha m sát cánh bên con nhưng không bo bc

Từ một em bé đang tuổi tập đi, bé ngã rất nhiều, dù vậy bé vẫn cố gắng đứng dậy để tiếp tục thử bước tiếp. Nhưng nếu người lớn quá cưng nựng, nuông chiều và tới nâng bé dậy, hệ thống đối phó với thử thách của bé sẽ không được rèn luyện và hình thành, bé sẽ mất dần đi tính kiên trì, quen với việc phụ thuộc vào người lớn.

Hay khi trẻ bắt đầu tập làm một số việc nhà giúp cha mẹ. Trẻ sẽ không tránh khỏi những luống cuống, va vấp… Khi đến độ tuổi lớn hơn một chút, việc trải nghiệm sự sai sót, thất vọng, nhầm lẫn… của trẻ luôn được song hành với cảm giác thành công. Điều này sẽ giúp bé rút được bài học để trưởng thành, tự lập, chủ động với cuộc sống sau này. Do đó, nếu ba mẹ càng bảo vệ trẻ tránh khỏi trở ngại, khả năng này tự vượt qua của bé sẽ không có được. Về lâu dài, nó cản trở khả năng học hỏi, trải nghiệm và phát triển những kỹ năng mới khi trẻ lớn lên.

Tuy nhiên, “Thái quá bất cập”. Quá nhiều thất bại cũng là điều không tốt, nó cũng sẽ làm cho cảm giác xấu hổ xuất hiện, khiến trẻ lớn lên sẽ bi quan, nhụt chí, trẻ sẽ ngại trước những thử thách mới, nhanh chán nản và dễ lo lắng. Vì thế, mới rất cần sự đồng hành kịp thời của cha mẹ bên trẻ.

Du hiu tr b mt dũng khí

Trẻ rất chóng chán và hay gây sự khi được giao công việc phải thực hiện hoạt động. Trẻ nhút nhát, tự ti và thích lẩn trốn mỗi khi phải làm việc, trẻ thường gặp sai lầm, thất bại. Trẻ giả vờ đau đớn bệnh này bệnh nọ, nôn ói, giả vờ đi vệ sinh, hay buồn ngủ… để tránh phải tham gia hoạt động cùng mọi người. Các bậc cha mẹ nếu như thấy trẻ nhà mình đang có những dấu hiệu trên đừng quá hoang mang, lo lắng. Và đừng vội vàng, nôn nóng thay đổi trẻ ngay lập tức, khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, hẫng hụt. Cha mẹ nên dành cho con thời gian và thay đổi suy nghĩ của trẻ từ từ. Phải thật kiên nhẫn cùng trẻ trong mọi hoàn cảnh.

Biết thay đi nhng gì không phù hp

Khuyến khích và giúp đỡ trẻ thay đổi nhận thức, thái độ và hành động của mình sau khi gặp thất bại. Đôi khi, chỉ một lời nói không chủ tâm của người lớn cũng khiến cho trẻ dễ bị tổn thương. Hành động đánh đồng cảm giác trẻ không làm được với xấu hổ có thể khiến cho tâm trạng của chúng buồn chán hơn. Thực tế, phản ứng của chính người lớn mỗi khi họ bị thất bại cũng tác động rất nhiều đến suy nghĩ của con. Vì thế, việc khuyến khích để trẻ vững tâm hơn mỗi khi gặp trở ngại, hay đưa ra những mục tiêu để trẻ phấn đấu dài hơi với phần thưởng là một món quà trẻ thích cũng sẽ kích thích thế chủ động trong con người của trẻ.

– Thừa nhận sự hạn chế của con: Ghi nhận ở đây không có nghĩa là kích thích thể hiện. Mỗi khi con làm sai, dẫn đến hư hỏng thì thay vì quát mắng và đay nghiến về những thất bại, lỗi lầm của con. Cha mẹ nên khéo léo trao đổi thêm với con để tìm hiểu vì lý do nào gây ra thất bại. Tìm cách khuyến khích để chúng nói ra nỗi lòng của mình, nếu trẻ quá lo lắng, đau khổ với những thất bại của mình, đừng dỗ dành quá nhiều. Cha mẹ vẫn có thể để cho con “gặm nhấm” trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Sau đó, tùy tính cách của con mà ba mẹ có thể yêu cầu bé thực hiện lại hành động vừa chưa đạt, nhưng không ép buộc. Có thể hướng trẻ tới một việc khác tương tự đơn giản hơn để trẻ có thể thành công. Khi nào trẻ vui vẻ hãy khéo léo quay lại với sự trở ngại, rồi cùng trẻ vượt qua. Một điều quan trọng khác nữa giúp trẻ có tinh thần phấn đấu vượt qua thất bại nhiều hơn, đó là dạy trẻ tinh thần trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác. Việc này lại gây một tác động rất xấu, đó là trẻ chấp nhận thất bại, nhưng chẳng mảy may lo nghĩ vì đơn giản đó không phải lỗi của mình, đã có người khác, vật khác nhận thay.

– Giáo dục trẻ vượt qua thử thách bằng lòng yêu thương: Trẻ sẽ rất an tâm với mọi việc khi có ba mẹ ủng hộ và cùng trải qua cảm giác thất bại. Cảm giác được chia sẻ luôn là một cảm giác rất tích cực, nó làm giảm bớt sự buồn rầu, chán nản và lo lắng khi trẻ bị thất bại, đặc biệt khi trẻ nhận được sự chia sẻ đó từ những người thân.

– Hướng vào tiềm năng tự nhiên của trẻ: Giúp trẻ thấy thiên hướng, sở thích của bản thân và cố gắng phát huy nó, đó chính là những điểm khác biệt làm nên bản sắc trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình được thừa nhận trong cuộc sống. Ví dụ trẻ có thể vẽ tranh, chơi cờ vua, bơi lội… Trẻ sẽ tự tin hơn với những sở trường của mình và hài lòng với những gì mình có. An ủi, động viên để trẻ hiểu rằng việc không giành được quyền lợi hay đạt thành công đó chưa hẳn có nghĩa là trẻ không giỏi; Thông điệp con bạn nên được nghe thấy là: “Dù con có ra sao, cha mẹ vẫn luôn thương yêu con” hay “Chỉ cần con cố gắng hết mình, cha mẹ luôn tin tưởng và đồng hành bên con”.

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc)

Bình luận (0)