Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp con lấy lại hứng thú học tập sau Tết

Tạp Chí Giáo Dục

Sau Tết, đ tr tui mm non, tiu hc hng thú vi vic hc tp thì không h đơn gin chút nào. Tr mm non thì không thích đến trưng, tr tiu hc thì các em cũng không hào hng gì vi sách v và hàng tá bài tp luôn phi c gng mi hoàn thành. Do đó, giúp tr ly li tinh thn, phong đ sau Tết, cha m và nhà trưng cn có nhiu bí quyết.

nh mang tính minh ha. Ảnh: I.T

Chị Quyên (Biên Hòa, Đồng Nai) than phiền về cậu con trai 8 tuổi: “Không hiểu sao cứ sau Tết là cháu không thích học, bảo ban mãi cũng vào bàn học qua quýt vài phút rồi lại mắt trước mắt sau tìm cách đi chơi với bạn hoặc dán mắt vào máy tính, máy điện thoại. Nhắc nhở nhiều lần thì cháu lại cự cãi, chống đối, cháu luôn biểu lộ tâm lý ngại học”.

Phần lớn trẻ mầm non và tiểu học chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nên sau Tết các em thường chưa trở lại được trạng thái sẵn sàng cho việc học. Khi tham gia các hoạt động vui chơi các em được cha mẹ cho xả hơi một cách thoải mái và tâm lý các em cho rằng ngày Tết là thời gian được chơi đùa thỏa thích nên cũng không cần quan tâm đến việc học làm gì… Việc học với trẻ ở độ tuổi này thường mang tính bắt buộc hơn là ý thức tự giác. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ Tết dài ngày nên các em có thể bị hấp dẫn bởi những hoạt động giải trí dễ mang lại khoái cảm cho trẻ, thậm chí có trẻ ham vui đến mức nghiện luôn như chơi game online, hoặc chỉ thích tụ tập cùng bạn bè… Vì thế khi trở lại hoạt động học tập thì các bé cảm thấy khó chịu, chán nản, bức bối, khó thích nghi.

Do đó, giúp trẻ lấy lại tinh thần, phong độ sau Tết, cha mẹ và nhà trường cần chú ý mấy bí quyết sau đây:

1. Hãy cùng trẻ xác định một kế hoạch cụ thể trước, trong và sau dịp Tết. Vui chơi không quên nhiệm vụ là điều rất cần cho trẻ, ở độ tuổi học sinh mầm non và tiểu học các em thích chơi hơn thích học nên khi được vui chơi hoặc vui chơi quá mức thì các em sẽ thờ ơ mà quên ngay chuyện học hành. Vì vậy, trong và sau Tết cha mẹ cũng nên có thời gian biểu cụ thể để trẻ vừa chơi lại vẫn có ý thức với việc học tập của mình. Chẳng hạn trẻ mầm non, cha mẹ nên nhắc nhở cho trẻ thời gian đến trường, thi thoảng yêu cầu trẻ nhắc lại những bài học ở trường mà cô giáo đã dạy, tất nhiên không nên cứng nhắc mà phụ huynh nên lồng ghép vào các hoạt động ở nhà để trẻ có thể liên hệ một cách tự giác với việc đến trường. Sau ngày Tết có thể cùng trẻ đến nhà cô chơi và tạo cho trẻ một tâm lý cảm nhận rằng các cô rất nhớ và yêu quý các bé, mong được sớm gặp lại các bé ở trường… Còn đối với học sinh tiểu học, phụ huynh cũng không phải ra một loạt bài tập để yêu cầu các em hoàn thành mà nên nhắc nhở bằng việc kích thích trẻ như đố trẻ giải được bài toán sẽ có thưởng, cùng trẻ khám phá trong các bài văn tả cảnh, thi viết chữ đẹp… Như vậy, khi mang tâm lý là “chơi để học” thì các em khi đến trường sẽ cảm thấy khỏi bị “ngợp”, không khó khăn và thích nghi nhanh hơn. Cha mẹ thống nhất rõ ràng với trẻ thời gian ngồi vào bàn học, thời gian hoàn thành bài tập và thời gian con được vui chơi, giải trí…

2. Hết sức bình tĩnh. Không dễ gì mà các bé lại hứng thú và tích cực học tập đầu năm. Vì thế, cha mẹ luôn phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường tạo cho trẻ niềm vui bằng cách khích lệ, động viên cũng như nhắc nhở để trẻ có thể sẵn sàng cho việc học tập. Trẻ tiểu học thì giao công việc học tập nên vừa sức với bé, buổi tối không yêu cầu các bé phải hoàn thành hết tất cả bài tập mà nên chia ra từng nội dung nhẹ nhàng để trẻ giải quyết. Ở trường thì nên tổ chức nhiều hoạt động đố vui, trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ nhằm tạo không khí vui tươi, hứng khởi cho ngày học đầu năm. Với trẻ mầm non thì các cô giáo nên tổ chức vui chơi, cho các bé kể chuyện đi chơi trong Tết, kể lại việc chúc Tết ông bà cha mẹ, giúp cha mẹ công việc ngày Tết, phát bao lì xì, bánh kẹo, bong bóng, cùng trẻ dọn dẹp lại phòng học để những ngày học đầu năm mới trở nên rộn ràng, phấn khởi… Chế độ ăn uống trong ngày Tết có thể thất thường nên cần có sự điều chỉnh hợp lý để từng bước giúp các em thích nghi, nếu không sẽ khó duy trì được nền nếp.

3. Theo dõi diễn biến tâm lý của trẻ. Những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ Tết, cả gia đình và nhà trường cần phải kịp thời nắm vững diễn biến tâm lý của trẻ để tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể bổ ích, vui vẻ, lành mạnh, tạo bầu không khí tâm lý vui tươi thoải mái, hướng đến các hoạt động từ thiện hay giáo dục kỹ năng sống… Nhà trường thường xuyên theo dõi bám sát các hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho các em được thỏa mãn các nhu cầu vui chơi giải trí sau những tiết học. Đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trên cơ sở đó định hướng, giáo dục các em nhận thức được các hoạt động mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nếu có một số em chưa theo kịp tiến độ học tập và hoạt động của nhà trường thì cha mẹ và thầy cô cần kiên trì, bình tĩnh cùng các em bắt nhịp dần, tránh tâm lý nôn nóng, vội vàng ép buộc trẻ quá mức sẽ phản giáo dục.

ThS. Tâm lý Nguyn Văn Công

 

Bình luận (0)