Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp con sống tự tin hơn với bản thân

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bi dưng lòng t tin cho tr là c mt quá trình lâu dài và tr rt cn s đng viên, khích l ca cha m, ging như chăm sóc mt chi non mi nhú đ thành mt cây ln vng chc phi cn biết bao công sc, thi gian và tin ca. Vì thế, rt cn s bình tĩnh, kiên trì và lòng yêu thương con ca các bc làm cha m.

nh minh ha. Ảnh: I.T

“Vân An lên 8 tuổi rồi nhưng cha mẹ cho sang chơi ở nhà hàng xóm là bé luôn lắc đầu vì tâm lý tự ti và lo sợ. Chơi với các bạn trong lớp Vân An chỉ dám rụt rè, khép nép đứng nhìn từ xa. Khi cùng học với nhóm bạn thì chỉ biết im lặng lắng nghe, ai hỏi gì thì chỉ trả lời lí nhí. Nhiều lúc mọi người trong gia đình hết sức bực bội vì tâm lý thiếu tự tin bản thân của bé”. Đó là tâm sự của anh Lê An (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) về những nỗi băn khoăn gia đình chưa biết giáo dục ra sao để giúp cháu tự tin hơn với bản thân mình.

Nguyên nhân chủ quan: Bản thân không ít trẻ có tính cách nhút nhát, hướng nội, sợ sệt. Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường thuộc kiểu khí chất trầm hoặc ưu tư, là kiểu thần kinh yếu nên ứng xử chậm chạp, trẻ luôn sống khép mình, ngại giao tiếp. Vì thế những tâm tư, nguyện vọng của trẻ ít được bộc lộ, chia sẻ ra bên ngoài. Điều này không có lợi cho việc giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ giữa trẻ với mọi người. Do ít bày tỏ cùng ai nên tâm trạng trẻ luôn căng thẳng và bất an. Trẻ nhút nhát nên không có khả năng đánh giá đúng thực tế những gì mình có, thậm chí chỉ thấy nhược điểm mà không nhận ra mặt mạnh của bản thân.

Nguyên nhân khách quan chủ yếu bắt nguồn từ lối giáo dục của gia đình. Nếu trẻ được bao bọc quá kỹ, ít có cơ hội được tiếp xúc với người khác, không chơi với các bạn cùng trang lứa, thì khi tiếp xúc với xã hội trẻ lo lắng, sợ hãi là điều tất nhiên. Một người thiếu lòng tự tin thì sẽ thiếu tính chủ động, nếu trẻ bị mất tự tin thì rất khó có tinh thần tự giác chủ động trong học tập. Những đứa trẻ tin vào chính mình luôn sẵn sàng đối mặt với điều mới, kết bạn và gặt hái thành công. Những đứa trẻ tự ti, nhút nhát sẽ lo sợ mọi thứ và thường thất bại.

Để giúp con chế ngự tâm lý tự ti rất cần sự nhẫn nại, kiên trì của các bậc phụ huynh.

* Trước hết, cha mẹ hãy giúp trẻ tự hào về thân thể của mình. Đây là cơ sở để trẻ tự tin vào bản thân và người khác. Tiếp đó, gia đình hãy tìm hiểu nhu cầu, sở thích của trẻ đối với việc học tập và động viên kịp thời nếu con gặp khó khăn hay rắc rối để trẻ bớt lo lắng, sau đó nếu cần hãy đồng hành với trẻ để tìm cách giải quyết vướng mắc. Không nên ép buộc trẻ làm quá nhiều hoặc phải giống như người khác.

* Đồng thời, chỉ cho trẻ thấy những ưu điểm, lợi thế của mình. Ngay cả khi con bạn là đứa nhút nhát, yếu đuối, thì trẻ cũng sẽ có ưu điểm về những lĩnh vực nhất định. Là cha mẹ chắc chắn bạn sẽ nhận ra có những lúc con mạnh dạn, quyết đoán trong việc gì đó – cho dù đó có thể là một điều hết sức bình thường, nhưng bạn hãy tạo cho trẻ một sự tin tưởng vào khả năng của bản thân bằng việc tán dương, khen ngợi kịp thời.

* Hãy trang bị cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp cần thiết như kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp theo ý muốn của mình… Đây là những công cụ sắc bén giúp trẻ tự tin khi hòa nhập với bạn bè. Khuyến khích trẻ trò chuyện, trao đổi những vấn đề trẻ gặp phải, một mặt giúp trẻ diễn đạt được những gì mình mong muốn, mặt khác đây là cách cha mẹ thu thập thông tin từ con một cách khách quan. Từ đó, có cách giáo dục cho phù hợp.

Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)