Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giúp học sinh cuối cấp lên kế hoạch cho tương lai

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bạn đang bước vào năm học cuối cùng của trường cấp ba. Bạn đang phân vân không biết lựa chọn con đường nào cho nghề nghiệp tương lai của mình? Hãy thực hiện 10 bước sau để lên kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai nhé.
1. Ghi lại những khám phá của bạn về bản thân và những nghề nghiệp mà bạn đang phân vân.
2. Xác định xem sở thích thật sự của bạn là gì? Bạn thích môn gì nhất ở lớp? Điều gì khiến bạn vui vẻ nhất. Đây là những bước cơ bản giúp bạn hiểu rõ sở thích của chính bản thân mình hơn và giúp bạn nhận định mối liên quan giữa những sở thích với nhóm ngành nghề nào đó.
3. Bước quan trọng tiếp theo là tìm hiểu sở trường của chính mình. Để làm được điều này, bạn nên lập một danh sách những điểm nổi trội của mình, những môn bạn học giỏi nhất. Nó sẽ có vai trò quan trọng trong việc định hình cho bạn nghề nghiệp thích hợp trong tương lai.
4. Nguyên tắc sống của bạn là gì. Đây chính là bước bạn xác định xem ngành gì sẽ thỏa mạn nguyên tắc sống của bạn. Tự lập hay phụ thuộc vào số đông? Cố định hay lang thang mạo hiểm?… Bạn nên lập ra những nguyên tắc này một cách cụ thể và soi xét với từng ngành nghề.
5. Tìm hiểu ưu, khuyết điểm của từng ngành nghề. Những khả năng, cơ hội mở ra trong mỗi nghành, môi trường làm việc, yêu cầu trình độ hay lương bổng. Tất cả đều cần thiết cho việc lựa chọn của bạn.
6. So sánh giữa các ngành nghề xem nghề nào phù hợp với mình nhất, nghề nào bạn có thể lựa chọn để thỏa mãn những nguyên tắc, sở thích và phù hợp khả năng của chính bạn.
7. Xác định mục tiêu nghề nghiệp: 6 bước vừa rồi đã có thể giúp bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất. Giờ đã đến lúc bạn đặt ra mục tiêu cho nghề nghiệp của mình. Một giám đốc trong ngành kinh doanh, hay một nhà báo giỏi…
8. Tiếp theo, việc bạn cần làm nữa là chọn cho mình trường học phù hợp với mục tiêu và học lực của bản thân. Bạn muốn học đại học, cao đẳng? Hay du học ở một quốc gia nào đó để thực hiện giấc mơ nghề nghiệp của mình? Bước này bạn phải lựa chọn thật kĩ vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cập những kiến thức cần thiết khi bạn thật sự bước vào nghề.
9. Vạch một kế hoạch hoàn chỉnh và tham khảo ý kiến của gia đình, bạn bè. Có thể bạn sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích cho kế hoạch tương lai của mình.
10. Bạn đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp và có bản kế hoạch cụ thể. Bước 10 này giai đoạn để bạn bắt đầu phấn đấu, từng bước thực hiện bản kế hoạch của mình.
Cố lên nhé các bạn, tương lai đang chờ đón bạn phía trước.
Theo Mực Tím

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)