Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giúp học sinh hiểu được sức mạnh văn hóa Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh toàn cu hóa và s phát trin mnh m ca công ngh thông tin, vic truyn đt giá tr và sc mnh ca văn hóa Vit Nam đến thế h tr ngày càng tr nên quan trng và cn thiết. Ngay trong nhà trưng, cn tác đng, to điu kin đ hc sinh có th có nhng n tưng hay ý nim đu tiên v văn hóa Vit Nam và giá tr ca văn hóa Vit Nam trong tiến trình lch s dân tc.

Học sinh hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm văn học khi học môn ngữ văn. Ảnh: Y.H

Tích hp văn hóa vào chương trình giáo dc

Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu tích hợp các bài học về văn hóa Việt Nam vào chương trình giảng dạy từ bậc tiểu học đến trung học. Điều này có thể bao gồm các chủ đề về lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán và các di sản văn hóa. Thí dụ, truyện cổ tích Trầu cau phản ánh một tập quán hay là một bản sắc độc đáo của dân tộc ta, đó là tục ăn trầu. Khi dạy cho học sinh câu chuyện này, giáo viên không chỉ nói về ý nghĩa mà còn cần phân tích về chiều sâu văn hóa, đặt trong mối quan hệ với nhiều tập quán khác, kể cả liên hệ với một số dân tộc khác.

Bên cạnh đó, cần cập nhật sách giáo khoa và tài liệu học tập với nội dung phản ánh đúng và đầy đủ các giá trị văn hóa của Việt Nam. Nghiên cứu để có thể sử dụng các thí dụ và câu chuyện minh họa từ văn hóa Việt Nam trong các môn học khác nhau. Đặc biệt, gắn với nội dung giáo dục truyền thống, lịch sử địa phương, các yếu tố văn hóa đặc trưng vùng miền cũng cần được khai thác, làm rõ và giới thiệu đến học sinh. Chẳng hạn, ở khu vực Nam bộ, vì sao ít có nhà cửa kiên cố, phải chăng phản ánh một lối sống, một bản sắc, một đặc điểm văn hóa khá đặc trưng của người dân ở đây và khác biệt với các vùng miền khác? Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể, có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa như lễ hội văn hóa, ngày hội truyền thống và các buổi học thực tế để học sinh có thể trải nghiệm trực tiếp các hoạt động văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Thí dụ, ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch), có thể tạo điều kiện cho học sinh tham gia một số hoạt động thực tế; tại TP.HCM thường là dâng hương Quốc tổ Hùng Vương, diễu hành đón rước lễ và dâng lễ vật (gồm bánh chưng, bánh giầy, hoa, trái cây đặc sản Nam bộ), thi gói nấu bánh chưng, các hoạt động trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, trà Việt, nghệ thuật múa rối nước, nhạc cụ dân tộc, đờn ca tài tử, quan họ Bắc Ninh, hát xẩm… Song song đó, nhà trường có thể phối hợp tổ chức các hội thảo, diễn đàn về văn hóa để học sinh có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề văn hóa và trao đổi ý kiến với các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

S dng công ngh và phương tin truyn thông

Giáo viên có thể tạo các nội dung trực tuyến về văn hóa thông qua việc xây dựng hoặc chia sẻ các website và trang mạng xã hội về văn hóa Việt Nam, từ đó giới thiệu đến học sinh để các em có thể tìm hiểu về các giá trị văn hóa, di sản và các sự kiện văn hóa đang diễn ra. Thông qua đây, học sinh có thể thảo luận về một số chủ đề liên quan đến văn hóa, giúp các em hiểu về giá trị của văn hóa Việt Nam với những nội dung đặc sắc như vai trò của văn hóa trong việc tránh bị các thế lực ngoại bang đồng hóa, vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước, làm gì để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập hiện nay, giới trẻ làm gì để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…

Trên nền tảng internet, giáo viên có thể chia sẻ, đăng tải các video và nội dung truyền thông xã hội hấp dẫn về văn hóa Việt Nam, trong đó quan tâm sử dụng các nền tảng như YouTube, TikTok và Facebook để tiếp cận và kết nối với thế hệ trẻ một cách hiệu quả. Ngoài ra, có thể ứng dụng thực tế ảo (VR) nhằm cho phép người dùng trải nghiệm các di sản văn hóa và lịch sử của Việt Nam trong môi trường ảo, từ các di tích lịch sử đến các lễ hội truyền thống. Hay tạo các ứng dụng di động giáo dục về văn hóa, bao gồm các trò chơi và chương trình học tập tương tác giúp thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa một cách vui nhộn, thú vị. Đương nhiên, để làm được điều này, nhà trường và các giáo viên phải am hiểu công nghệ, thực sự chú trọng công tác giáo dục học sinh về văn hóa.

Khuyến khích s sáng to ca hc sinh

Trong một số dịp phù hợp, chẳng hạn gắn với Tết Nguyên đán, nhà trường cần tổ chức các cuộc thi và hoạt động sáng tạo. Cụ thể, nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi liên quan đến Tết trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, như vẽ tranh, thiết kế trang phục truyền thống, sáng tác văn thơ… Điều này giúp kích thích sự sáng tạo và sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với văn hóa nói chung và văn hóa trong ngày Tết nói riêng. Nên có giải pháp khuyến khích các dự án cộng đồng về bảo tồn và phát huy văn hóa, như việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thực hiện dự án nghiên cứu về văn hóa… phù hợp với lứa tuổi học sinh. Chẳng hạn, ngành văn hóa có thể phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các liên hoan, hội thi về dân ca, trong đó thể hiện các điệu hò, điệu lý, hát ru, dân ca, điệu múa truyền thống… dành cho các nhóm học sinh khác nhau. Qua đó, ít nhất các em cũng hình dung được từng loại hình như thế nào, để từ đó có ấn tượng và yêu thích, có biết đến và đam mê. Ngoài ra, nhà trường có thể liên kết với các tổ chức văn hóa để thành lập hoặc tạo điều kiện để học sinh được hỗ trợ từ các quỹ và giải thưởng liên quan đến văn hóa. Thí dụ, những học sinh tham gia câu lạc bộ dân ca nên được hỗ trợ chi phí về trang phục, bồi dưỡng, biểu diễn… khi tham gia các hoạt động liên quan đến dân ca tại nhà trường hoặc cộng đồng. Học sinh tích cực tham gia và có thành tích trong hoạt động này có thể được ưu tiên tính điểm ở các môn về thể mỹ, được giới thiệu ứng tuyển vào các trường nghệ thuật… Điều này không chỉ khuyến khích sáng tạo mà còn tạo động lực cho các bạn trẻ tham gia vào việc bảo tồn văn hóa.

Góp phn xây dng môi trưng xã hi tôn trng văn hóa

Cần khuyến khích các gia đình và cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Các bậc phụ huynh có thể trở thành những người hướng dẫn và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ qua các hoạt động gia đình và cộng đồng. Đồng thời, nên tạo ra môi trường học tập và sinh hoạt trong nhà trường mà ở đó, văn hóa và các giá trị truyền thống được trân trọng, khuyến khích. Ở góc độ xã hội, Nhà nước và cộng đồng nên quan tâm tôn vinh các cá nhân và nhóm đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam. Điều này không chỉ nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa mà còn tạo động lực cho thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động văn hóa. Các ngành, các cấp quan tâm tổ chức nhiều sự kiện và lễ hội văn hóa để tôn vinh các giá trị văn hóa và truyền thống, đồng thời tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tham gia và trải nghiệm. Làm sao các biểu hiện của văn hóa luôn hiển hiện trong đời sống, ở xung quanh học sinh để các em thấy rằng văn hóa là một phần tất yếu của cuộc sống và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là một trách nhiệm, một nhu cầu của mỗi người, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường!

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)