Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Giúp học sinh nhận biết “điểm mù” xe ô tô, xe tải

Tạp Chí Giáo Dục

Theo thống kê từ Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong 10 tháng năm 2024 toàn TP.HCM đã xảy ra 145 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Bên cạnh nguyên nhân chạy xe không đúng tuổi quy định, không chấp hành quy định về an  toàn giao thông còn liên quan đến “điểm mù” xe.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ được trải nghiệm cách nhận biết “điểm mù” xe ô tô, xe tải 

Tuyên truyền cho các em nhận biết những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông sẽ giúp các em có thêm kiến thức để tham gia giao thông an toàn.

Không đi vào “đim mù”

Mới đây, hơn 2.000 học sinh Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) đã được phổ biến Luật Giao thông, các quy định, điều kiện để được điều khiển xe 2 bánh đến trường. CSGT cho biết, đối với (khối lớp 10) mà chưa đủ 16 tuổi thì không được phép điều khiển xe máy loại 50 phân khối và xe máy điện. Học sinh từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, được phép điều khiển xe máy loại đến 50 phân khối và xe máy điện (loại xe không quá 4kw và tốc độ tối đa không quá 50km/h).

Sau khi được tuyên truyền lý thuyết, học sinh còn được CSGT cho các em học sinh trải nghiệm thực tế “điểm mù” của xe ô tô, xe tải tại sân tập thể thao của trường. CSGT cho học sinh ngồi vào hàng ghế của tài xế lái xe để nhận biết “điểm mù”.

Một CSGT lưu ý các em, “điểm mù” của xe ô tô là một trong những yếu tố gây mất an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn giao thông, nguy hiểm nhất là đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, gắn máy, xe đạp, người đi bộ.

Trong thực tế nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến “điểm mù” của xe ô tô nhẹ thì trầy xước, nặng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phóng nhanh, vượt ẩu, không chú ý quan sát khi chuyển hướng; người đi bộ không lưu ý khi băng qua đường… nên đã rơi vào khu vực “điểm mù” của xe ô tô. Phần lớn trong những trường hợp này xe mô tô, xe gắn máy cùng người điều khiển phương tiện, người đi bộ sẽ bị cuốn vào gầm xe, bánh xe tải, xe khách, xe container… dẫn đến hậu quả vô cùng thương tâm.

Đồng thời, CSGT cũng đưa ra những tình huống khi điều khiển xe, những vi phạm mà học sinh thường mắc lỗi là nguyên nhân dẫn đến va quẹt, tai nạn giao thông, nhằm trang bị kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức để tránh rơi vào tình thế nguy hiểm.

Việc tổ chức tuyên truyền giúp học sinh có kiến thức, tránh được những vụ tai nạn không mong muốn

Em Nguyễn Thị Minh Thư (lớp 12A1 Trường THPT Phú Nhuận) chia sẻ: “Kiến thức này có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng em tránh được những va chạm, tai nạn có thể xảy ra do vô tình “rơi” vào “điểm mù” khi lưu thông với các loại ô tô có kích thước dài và lớn”.

Chú ý quan sát

Hơn 1.200 học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp) cũng đã tham gia chương trình phổ biến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ dưới sân trường. Tại buổi tuyên truyền, các em học sinh hứng thú nghe hướng dẫn một số điều luật cơ bản khi tham gia giao thông, độ tuổi lái xe, cách đội mũ bảo hiểm đúng, cách nhận biết điểm mù của xe tải.

Em Nguyn Th Minh Thư (lp 12A1 Trưng THPT Phú Nhun) chia s: “Kiến thc này có ý nghĩa quan trng, giúp chúng em tránh đưc nhng va chm, tai nn có th xy ra do vô tình “rơi” vào “đim mù” khi lưu thông vi các loi ô tô có kích thưc dài và ln”.

Thượng úy Đặng Duy Khánh (cán bộ Đội CSGT quận Gò Vấp) đã cho toàn trường xem lại tình huống vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 8-11 tại ngã ba Nguyễn Thái Sơn khi một nam thanh niên vượt không an toàn, té ngã vào xe buýt, tử vong tại chỗ. Đặc biệt, các học sinh còn được hướng dẫn cách nhận biết và phòng tránh hiểm họa đến từ những “điểm mù” của xe ô tô. Bằng hình thức luân phiên, các em lần lượt ở vị trí người điều khiển và người đi bên cạnh xe. Qua đó, các em thấy được phạm vi quan sát từ buồng lái và nhận biết được góc khuất “điểm mù” của xe tải.

Thượng úy Khánh lưu ý, để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông liên quan đến “điểm mù” xe ô tô, khi tham gia giao thông học sinh cần phải tập trung chú ý quan sát, tuyệt đối không đi gần, đi ngay phía trước đầu xe, đi sát hai bên thành xe hoặc cắt ngang hướng lưu thông của xe ô tô. Khi đến các đoạn đường cong hoặc khu vực cần chuyển hướng, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ phải giảm tốc độ, nhường đường cho các loại xe ô tô đi trước. Ở các giao lộ, khi đứng chờ đèn đỏ, không nên đứng quá sát phía sau đuôi xe và phần hông xe.

Mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM có hàng ngàn học sinh tự điều khiển xe 2 bánh đến trường. Ngoài lộ trình từ nhà đến trường, các em còn điều khiển xe tham gia giao thông trên nhiều tuyến đường với những hoạt động khác. Do đó, nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM đã tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông cho các em học sinh dưới sân trường. Với sự hỗ trợ tuyên truyền của CSGT đã giúp chương trình diễn ra hiệu quả, nhiều thông tin khách quan đến với học sinh giúp các em nâng cao ý thức về an toàn giao thông. Kiến thức này còn có ý nghĩa quan trọng, giúp các em học sinh tránh được những va chạm, tai nạn có thể xảy ra do vô tình “rơi” vào “điểm mù” khi lưu thông với các loại ô tô có kích thước dài và lớn.

Kiu Khánh

Bình luận (0)