Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giúp học sinh tăng sức đề kháng trước ma túy

Tạp Chí Giáo Dục

Đến nay, vi s n lc không ngng ca ngành giáo dc cùng các ban ngành phi hp, ma túy đã tng bưc đưc khng chế, không xâm nhp vào trưng hc. Tuy nhiên, bên ngoài cng trưng, ma túy vn âm thm “thay hình đi dng” đánh vào tâm lý thích th hin cũng như sc đ kháng còn non yếu ca hc sinh.


Theo nhiu nhà giáo, môi trưng hc đưng thân thin, lành mnh s giúp nâng cao sc đ kháng ca hc sinh trưc các t nn xã hi, trong đó có ma túy. Trong nh: Mt hot đng ngoi khóa ca hc sinh Trưng THPT Nguyn Du (Q.10, TP.HCM)

Hơn lúc nào hết, việc đẩy mạnh tuyên truyền về ma túy và các loại ma túy cần được thực hiện quyết liệt trong các nhà trường, giúp học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng tự vệ trước tệ nạn này.

13-14 tui đã s dng ma túy

Theo báo cáo của Bộ Công an tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, cho thấy tỷ lệ người nghiện ma túy dưới 16 tuổi chiếm 0,1%; từ 16 đến 30 tuổi chiếm 48%. Khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên trong độ tuổi từ 15 đến dưới 25 tuổi. Đặc biệt, nhiều trường hợp học sinh từ 13-14 tuổi đã sử dụng ma túy. Kéo theo đó là tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật; vấn nạn về ma túy, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên là mối lo của toàn xã hội. Tính từ năm 2015 đến hết tháng 6-2020, toàn quốc phát hiện, xảy ra 26.041 vụ với 39.473 đối tượng chưa thành niên vi phạm pháp luật. Trong đó các hành vi liên quan đến ma túy chiếm 11,74% trên tổng số vụ. Xử lý hình sự 40% tổng số vụ phát hiện, còn lại xử lý hành chính hoặc các hình thức xử lý khác.

Bộ Công an nhận định, điều đáng lo ngại là ma túy tổng hợp dưới dạng: tem giấy, nước vui, trà sữa, ma túy dạng khô gà… đã và đang len lỏi vào học đường, tấn công trực tiếp vào đối tượng học sinh, sinh viên. Ma túy tổng hợp tác dụng mạnh, gây nghiện nhanh đang là “mốt” cho đối tượng thanh thiếu niên sử dụng, có chiều hướng lan nhanh, khó kiểm soát. Nguy hiểm hơn, báo cáo cũng chỉ rõ, trong số 47 bị can thuộc 10 vụ án đặc biệt nghiêm trọng về ma túy do Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đang thụ lý điều tra thì số đối tượng có độ tuổi từ 18-30 là 20 bị can, chiếm tỷ lệ 42,55% trên tổng số đối tượng. Riêng tại TP.HCM, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đánh giá người nghiện ma túy mới tại thành phố đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Theo đó, trong tổng số người nghiện ma túy trên toàn thành phố, có tới 60% người nghiện trong độ tuổi từ 18-35.

Những con số thống kê trên đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về ma túy và các loại ma túy cho học sinh trong các nhà trường, đặc biệt khi ma túy đang ngày càng “thay hình đổi dạng” với nhiều hình thức tinh vi, khó lường. ThS. Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) nhìn nhận, trong khi ma túy và tội phạm ma túy đang ngày càng biến đổi để thích nghi và lôi kéo giới trẻ, đa phần là học sinh, sinh viên thì dường như nhà trường vẫn còn chưa hiểu rõ hết về các loại ma túy mới, dẫn đến việc tuyên truyền chưa phát huy hết hiệu quả. Đặc biệt, đó là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn nhiều lỗ hổng, nhiều gia đình còn quan niệm “trăm sự nhờ thầy cô, nhà trường”, phó mặc con cái đến với lối sống thực dụng, buông thả, không làm chủ được bản thân, dễ dàng sa ngã vào các loại tệ nạn, trong đó có ma túy…

Kết hp tuyên truyn cùng nâng cao sc đ kháng cho hc sinh

Theo ThS. Huỳnh Thanh Phú, để ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào giới trẻ thì từ chính gia đình và nhà trường phải trở thành “lá chắn thép” vừa bảo vệ, vừa giúp tăng cường, nâng cao sức đề kháng của học sinh. Ngoài các biện pháp, chế tài do pháp luật quy định thì nhà trường và gia đình cần trang bị cho học sinh kỹ năng phòng vệ trước tệ nạn này. Cụ thể, giáo dục học sinh tuyệt đối không tò mò, không thử dù chỉ một lần các loại chất kích thích; hướng học sinh đến lối sống lành mạnh; có ý thức phát hiện những đối tượng, hành vi xấu dụ dỗ học sinh sử dụng ma túy hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy, kịp thời báo cho gia đình và nhà trường để có biện pháp xử lý… “Công tác phòng chống ma túy trong nhà trường phải được làm thường xuyên, liên tục, kết hợp trong các môn học như giáo dục công dân, kỹ năng sống, quốc phòng, ngữ văn, thậm chí là hóa học… Đồng thời thực hiện các chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia để tăng cường, nâng cao nhận thức của học sinh về ma túy. Điều quan trọng không thể thiếu là phải tăng cường sức đề kháng của học sinh trước tệ nạn này bằng cách tạo môi trường giáo dục để học sinh được phát triển lành mạnh, hướng các em sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp”, ThS. Thanh Phú nhấn mạnh.

“Trong khi ma túy và ti phm ma túy đang ngày càng biến đi đ thích nghi và lôi kéo gii tr, đa phn là hc sinh, sinh viên thì dưng như nhà trưng vn còn chưa hiu rõ hết v các loi ma túy mi, dn đến vic tuyên truyn chưa phát huy hết hiu qu”, ThS. Hunh Thanh Phú (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Du, Q.10, TP.HCM) nhìn nhn.

Chung quan điểm, ThS. Lê Thị Quy Thục (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM) nhìn nhận, học sinh hiện nay có nhiều điều kiện để tiếp cận với công nghệ thông tin, giao lưu bạn bè, tìm hiểu thông tin, nâng cao hiểu biết, kiến thức. Song, chính những điều kiện này đôi khi lại trở thành phương tiện vô hình để các đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo học sinh đến với hành vi xấu, độc hại, trong đó có ma túy. “Để học sinh có thể tránh xa các hành vi lôi kéo, dụ dỗ thì các em phải có đủ sức đề kháng để nhận diện và nói không trước những hành vi xấu. Muốn vậy, môi trường học đường phải đủ thân thiện để học sinh “cởi lòng” mình, đủ vui tươi để các em rèn luyện, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. Từ phía gia đình cũng phải luôn theo sát, quan tâm đến con em mình, không phó mặc cho nhà trường, giáo viên”, ThS. Quy Thục chia sẻ.

Trước thách thức của tệ nạn ma túy xâm nhập vào học đường, ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) mới đây đã yêu cầu các nhà trường đẩy mạnh giáo dục truyền thông, tuyên truyền về công tác phòng chống ma túy trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi đơn vị. Tập trung tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách pháp luật về phòng chống ma túy, các điểm mới của Luật Phòng chống ma túy. Đẩy mạnh truyền thông cho học sinh về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa ma túy; hậu quả, tác hại của việc sử dụng, sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Nghiên cứu lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào các hoạt động hè năm 2021 và hoạt động giáo dục năm học 2021-2022, tận dụng hiệu quả của bảng tin truyền thông trực tuyến trên trang web, trang mạng xã hội của nhà trường…

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)