Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giúp học sinh tìm ra vẻ đẹp của một tác phẩm văn học

Tạp Chí Giáo Dục

Đc, tìm hiu, nghiên cu v mt tác phm văn hc, chúng ta hay nói v v đp ca nó. V đp ca mt tác phm văn hc có th đưc đánh giá t nhiu góc đ khác nhau, tùy thuc vào cách tiếp cn và tiêu chí ca tng ngưi, nhưng vn đưc nhìn nhn mt s yếu t ch yếu.

Trong chương trình phổ thông, việc giúp học sinh tìm thấy vẻ đẹp của một tác phẩm văn học không chỉ nâng cao khả năng cảm thụ văn học mà còn thúc đẩy sự yêu thích đọc sách của các em (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Trước hết, một tác phẩm văn học có thể đẹp khi nó mang đến những ý tưởng sâu sắc, thông điệp mạnh mẽ hoặc những suy ngẫm về cuộc sống, con người và xã hội. Các chủ đề như yêu nước, đấu tranh với nghịch cảnh, tình yêu, đau khổ, niềm vui, hy vọng… thường tạo ra những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn. Thí dụ, đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta có cảm nhận sâu sắc về thân phận con người trong chế độ phong kiến, về tình yêu, về nỗ lực thoát khỏi số phận…, làm chúng ta rung động, ray rứt. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của tác phẩm văn học thường đến từ cách tác giả sử dụng ngôn ngữ. Sự tinh tế trong việc chọn từ, cấu trúc câu và việc sử dụng hình ảnh, ẩn dụ, so sánh và các biện pháp tu từ khác có thể làm cho văn bản trở nên sinh động và ấn tượng. Đã hàng trăm năm trôi qua, bao nhiêu thế hệ người đọc Truyện Kiều đã tìm thấy những câu thơ trác tuyệt với bối cảnh, hình ảnh được điển hình hóa, được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp, như: Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không; Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường…

Một yêu cầu rất quan trọng nữa là tác phẩm văn học đẹp thường chứa đựng những tư tưởng sáng tạo, có ý nghĩa phản ánh nhiều vấn đề của đời sống xã hội, dù là quá khứ hay hiện tại hoặc tương lai. Những suy ngẫm về các vấn đề xã hội, triết lý sống, những khao khát của nhân loại hay các quan điểm về con người có thể khiến tác phẩm trở nên có giá trị và đáng trân trọng. Bài thơ L’Internationale của Eugène Pottier, viết ngay sau Công xã Paris, không phải nổi tiếng chỉ vì trở thành Quốc tế ca mà chính nó đã thể hiện tư tưởng lớn lao của loài người là vươn tới một xã hội bình đẳng, tiến bộ, xã hội chủ nghĩa.

Nếu tác phẩm có nhân vật thì các nhân vật được xây dựng với chiều sâu và sự phát triển rõ ràng, hợp quy luật, chính nó có thể làm cho tác phẩm văn học trở nên hấp dẫn. Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao với câu nói nổi tiếng “Ai cho tao lương thiện?” dẫu phản ánh sự tuyệt vọng của con người dưới chế độ nô lệ nhưng nếu chỉ là một câu nói tự dưng thốt lên mà không phải là sự trăn trở, khao khát thì nhân vật đó được gắn cho một câu nói khiên cưỡng, vô vị. Tương tự như vậy, một cốt truyện chặt chẽ, sáng tạo và đầy kịch tính có thể tạo nên sự cuốn hút và giữ người đọc. Sự bất ngờ, các tình tiết gay cấn và sự phát triển của các mâu thuẫn có thể làm cho câu chuyện trở nên sống động. Ngoài ra, các yếu tố về xây dựng bối cảnh và môi trường như các mô tả chi tiết và tinh tế về không gian, thời gian, diễn biến tâm trạng của nhân vật… có thể làm tăng tính chân thực và cảm xúc của câu chuyện. Tức là một tác phẩm văn học được coi là đẹp khi nó gây được cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc và chính cảm xúc này tạo ra sự kết nối sâu sắc giữa người đọc và tác phẩm. Hay tính sáng tạo trong cấu trúc, cách kể chuyện, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và phong cách viết cũng là những yếu tố có thể gây ấn tượng mạnh và để lại dấu ấn bền lâu.

Từ đó, trong chương trình phổ thông, việc giúp học sinh tìm thấy vẻ đẹp của một tác phẩm văn học không chỉ nâng cao khả năng cảm thụ văn học mà còn thúc đẩy sự yêu thích và đam mê đọc sách của học sinh. Để làm được điều này, giáo viên (nhất là giáo viên dạy văn) và cha mẹ nên quan tâm một số giải pháp sau:

Thứ nhất, khuyến khích đọc sâu và cẩn thận. Đọc nhanh, đọc vội là một biểu hiện thường thấy của học sinh. Đương nhiên việc hiểu, cảm nhận đến đâu còn liên quan đến kiến thức, trải nghiệm và cảm xúc của người đọc nữa, do đó không phải khi đọc cùng một tác phẩm thì đều hiểu giống nhau. Vì vậy, nên khuyến khích các em đọc tác phẩm một cách kỹ lưỡng, không chỉ đọc để hiểu nội dung mà còn để cảm nhận các yếu tố văn học như ngôn ngữ, nhân vật, cốt truyện, chiều sâu tư tưởng… Đôi khi cần đọc lại để giúp học sinh nhận ra những chi tiết hoặc tầng nghĩa mới mà các em chưa thấy trong lần đọc đầu tiên.

Thứ hai, chú ý phân tích các yếu tố văn học. Chẳng hạn, hướng dẫn học sinh phân tích các nhân vật, động cơ, diễn biến tâm lý (sự phát triển) trong suốt câu chuyện, tìm hạt nhân hợp lý của diễn biến đó, mối quan hệ giữa các nhân vật, kết cục của nhân vật có phù hợp không… Hay gợi ý khám phá cấu trúc cốt truyện, bao gồm những điểm chính, xung đột và cách giải quyết, để xem tác giả xây dựng cốt truyện đó có hợp lý, thuyết phục không. Đồng thời, phân tích cách ngôi kể (ngôi thứ nhất, thứ hai hay thứ ba) và giọng nói của tác giả ảnh hưởng đến cách thức truyền tải câu chuyện và cảm xúc hay không…

Thứ ba, xác định các chủ đề chính của tác phẩm và cách chúng được thể hiện qua cốt truyện và nhân vật. Đồng thời, xác định các biểu tượng và ẩn dụ trong tác phẩm và phân tích sự đóng góp của chúng vào ý nghĩa tổng thể của tác phẩm. Từ đây, cần làm rõ tính điển hình của nhân vật và nhất là giá trị tư tưởng của tác phẩm thông qua sự phát triển của nhân vật. Có nghĩa là, học sinh cần được gợi ý để trả lời cho được các câu hỏi: Tác giả viết tác phẩm này để làm gì, để nói điều gì. Có như vậy thì các em mới làm tác phẩm đọng lại trong lòng mình.

Thứ tư, khám phá ngôn ngữ, phong cách và kỹ thuật viết. Giáo viên hay cha mẹ cần giúp trẻ phân tích phong cách viết của tác giả, bao gồm cách sử dụng ngôn từ, cấu trúc câu, các thủ thuật ngôn từ và cách thức xây dựng hình ảnh, để từ đó tìm ra nét đặc sắc của tác phẩm và nét độc đáo của tác giả. Đồng thời, cần xem xét các kỹ thuật, nghệ thuật mà tác giả sử dụng, chẳng hạn như đối thoại, miêu tả và cách xây dựng tình huống… Thí dụ, Nguyễn Nhật Ánh không nói: “Chúng mình yêu nhau nhé!”, mà ông nói: “Tình bạn là mảnh đất màu mỡ để tình yêu gieo xuống hạt giống của mình” (trong Ngày xưa có một chuyện tình) để thấy rằng ngôn từ của tác giả chính là lớp vỏ để tạo nên hình hài của tác phẩm. Nó được định hình như thế nào gần như không phải do nội dung mà phần nhiều do lớp vỏ dựng nên.

Thứ năm, tìm hiểu về bối cảnh. Việc xác lập bối cảnh lịch sử và xã hội trên quan điểm lịch sử cụ thể của triết học Mác – Lênin sẽ giúp học sinh hiểu rõ tác phẩm, giá trị và tính tư tưởng của nó. Bởi từ hiểu bối cảnh có thể sẽ hiểu rõ các động cơ của nhân vật và chủ đề của tác phẩm. Tức là, cùng nội dung câu chuyện đó nhưng đặt ở bối cảnh lịch sử và xã hội khác nhau sẽ có tính chất và giá trị khác nhau nên không thể dùng quan điểm của bối cảnh này soi chiếu vào câu chuyện ở bối cảnh khác. Chúng ta thử hình dung, sự tha hóa của Chí Phèo trong bối cảnh trước năm 1945 sẽ hoàn toàn khác với bối cảnh năm 2024 này.

Những gợi ý trên đây không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm văn học mà còn giúp phát triển kỹ năng phân tích và cảm nhận văn học, góp phần làm cho học sinh học môn văn tốt hơn và có quan niệm thẩm mỹ tích cực hơn!

Nguyn Minh Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)