Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Giúp học sinh tìm về diễn xướng dân gian Nam bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Nói đến văn hóa dân gian Nam b chính là nói v mt s din tiến văn hóa ti vùng đt phương Nam. Kho tàng dân ca, hát ru đưc nhng ngưi di dân min Bc, min Trung mang vào min Nam t nhng ngày đu khai hoang. Trên hành trang đy p nhng điu hát câu hò, qua tng chng đưng, h tiếp nhn dòng chy văn hóa ca các tc ngưi khác như ngưi Hoa, ngưi Khmer, ngưi Chăm và c ca văn hóa phương Tây. H không ch thay đi câu hát mà còn thay đi c nhp điu đ phù hp vi cuc sng min sông nưc.


Tiết mc minh ha cho ngh thut din xưng

Nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Huỳnh Ngọc Trảng đã có buổi chia sẻ đầy thú vị với các em học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) trong chuyên đề “Tìm về diễn xướng dân gian Nam bộ” do trường phối hợp cùng NXB Tổng hợp TP.HCM tổ chức. Chuyên đề nhằm trang bị cho các em học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý… của địa phương.

Ngưc thi gian tr v quá kh

Dưới dự dẫn dắt của nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Huỳnh Ngọc Trảng, các em học sinh như được ngược dòng lịch sử trở về thời kỳ cách đây mấy trăm năm để chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của loại hình diễn xướng dân gian Nam bộ.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Huỳnh Ngọc Trảng, cách đây trên dưới 400 năm, những lưu dân Thuận Quảng đầu tiên xuôi về phương Nam “gieo trồng” những “hạt giống” văn hóa trên mảnh đất trù phú này. Từ dòng chảy chính là văn hóa Thuận Quảng, vùng đất Nam bộ đã có sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa Khmer, Hoa và sau đó là văn hóa phương Tây. Để rồi văn hóa Nam bộ trở thành một phức thể tổng hợp và đa dạng, thể hiện rõ trong các loại hình diễn xướng đã hình thành và phát triển ở mảnh đất này.

“Trong thi đi cuc cách mng công nghip 4.0, các em hc sinh thưng thích nhng th hin đi nên vic đưa din xưng dân gian vào trưng hc là vic cn làm. T nhng làn điu dân ca vi cách phi hin đi, các em có th hiu hơn, yêu hơn quê hương, v đt nưc cũng như con ngưi Vit Nam”, cô Nguyn Th Hng Chương (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Th Minh Khai) nhn mnh.

Diễn là trình diễn bằng nhiều hình thức, xướng là xướng đọc những loại hình văn học từ thơ đến văn xuôi. Diễn xướng là toàn bộ các cách thức thể hiện những loại hình nghệ thuật. Ví dụ câu: “Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi” sau đó được hấp thu, đưa vào bài lý, đối thoại… Toàn bộ cách thức trình bài câu ca dao đó gọi là diễn xướng.

Diễn xướng Nam bộ phân thành 4 loại: Diễn xướng trữ tình (hát, hò, lý), diễn xướng tự sự – kể câu chuyện, sự kiện, biến cố (nói vè, nói thơ, nói tuồng), diễn xướng tổng hợp (ca, nhạc, múa…) và diễn xướng múa lốt (như múa lân, sư, rồng…).

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết, văn hóa nói chung và văn học dân gian Nam bộ Sài Gòn – Gia Định (nay là TP.HCM) hình thành và phát triển trên dưới 300 năm. Do đó, nói đến văn hóa, văn học dân gian Nam bộ, diễn xướng dân gian Nam bộ là những bước phát triển của văn hóa Việt tại vùng đất phương Nam này. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của từng chặng đường có tiếp nhận những dòng trải văn hóa của những tộc người khác như: Khmer, Hoa, Chăm sau đó là chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây. “Vào thời kỳ khai hoang, Rừng Sác – Cần Giờ đầy sấu, còn Vườn Trầu – Hóc Môn nổi tiếng đầy cọp. Câu “Chiều chiều ông Lữ đi câu/ Sấu tha ông Lữ biết đâu mà tìm” cho thấy bối cảnh hoang vu, đầy nguy hiểm của những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất này. Ở vùng đất mới với những điều kiện mới, cuộc sống mới… những câu hát đó là cơ sở để sáng tác ra những tác phẩm văn học dân gian sau đó phổ biến và lưu truyền đến ngày nay”, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ.

Giáo dc văn hóa cho hc sinh

Có thể thấy, diễn xướng đã lưu lại tâm tình của những người dân nghèo Nam tiến mở đất. Lắng nghe những câu ca dao, câu hò, điệu lý… những thế hệ trẻ trong thời đại mới vẫn có thể hình dung được một bối cảnh hoang vu, nguy hiểm của cộng đồng những người lưu dân đầu tiên. Những câu hát cũng là cơ sở để sáng tác ra những tác phẩm văn học dân gian và trở nên phổ biến và lưu truyền đến ngày nay.


Nhà nghiên cu văn hóa Nam b Hunh Ngc Trng chia s vi các em hc sinh Trưng THPT Nguyn Th Minh Khai v din xưng

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ: “Do chưa có nhiều chương trình về diễn xướng, người trẻ thường có một khoảng trống khi tìm hiểu về diễn xướng dân gian. Chúng ta thuộc rất nhiều câu ca dao, nhưng không biết câu ca dao đó khi hát lý thì như thế nào, đem ra hát hò cấy lúa, hát ru con thì sao. Công việc của tôi là đi sưu tầm, cứu vớt những gì sắp mất đi và giữ lại như một dữ liệu làm vốn liếng. Còn việc sử dụng vốn liếng đó như thế nào thì tôi để cho các thế hệ sau này quyết định”.

Cô Nguyễn Thị Hồng Chương (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) cho biết, Chương trình giáo phổ thông 2018 có nhiều đổi mới, gắn với nội dung thực hành, vận dụng trong đó có môn giáo dục địa phương. Môn này nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý… sau này các em có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Với chủ đề “Tìm về diễn xướng dân gian Nam bộ”, nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Huỳnh Ngọc Trảng giới thiệu cho các em những câu hát, điệu hò trong diễn xướng Nam bộ, về quá trình hình thành của vùng đất phương Nam từ thời buổi sơ khai đến bây giờ.

Em Phùng Gia Bảo (lớp 10A12) chia sẻ: “Đối với em, diễn xướng tuy cũ nhưng rất mới vì em không có nhiều cơ hội để tìm hiểu. Nhờ chuyên đề không chỉ cho em biết thêm về quá trình hình thành và phát triển của diễn xướng, của người Nam bộ, từ đó em biết trân trọng hơn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Em mong rằng nhà trường sẽ có nhiều chuyên đề như thế này để em được tìm hiểu, giao lưu bổ sung kiến thức”.

H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)