Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giúp HS định chuẩn trong thời “loạn chuẩn”

Tạp Chí Giáo Dục

Vin Giáo dc IRED (IRED Institute Of Education) va t chc Ta đàm “Gii pháp giáo dc nào cho thi lon chun”. Qua đó nhm đem đến nhng gii pháp giúp HS đnh chun trưc nhng thách thc trong thi đi công ngh s.

Bui đng din ca HS TP.HCM trong mt chương trình rèn k năng sng

Gii mã “lon chun” thi 4.0

Chủ trì tọa đàm “Giải pháp giáo dục nào cho thời loạn chuẩn”, nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung (Viện trưởng Viện Giáo dục IRED) khẳng định thế mạnh của thời đại công nghệ 4.0 với sự bùng nổ về công nghệ, kinh tế. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý vấn đề văn hóa thời đại 4.0 tồn tại nhiều thách thức đối với mọi giá trị, trong đó chuẩn mực bị đảo lộn, niềm tin bị đổ vỡ. Ví dụ như sự kiện gần đây nhất khi “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh diện bộ trang phục hở hang quá đà trên thảm đỏ liên hoan phim danh giá Cannes. Sự thách thức chuẩn mực về cái đẹp cũng như chuẩn mực của điện ảnh này khiến nhiều người phê phán, nhưng cũng có người cho rằng “chửi thì chửi miễn nổi tiếng là được”. Hay như nhân vật Khá (Khá Bảnh) trong một đoạn clip (phim ngắn Tình anh em – PV), sau khi ra tay nghĩa hiệp trả nợ cho đàn em thì tuyên bố phải đánh chủ nợ để “trả đũa”, do trước đó đàn em bị đánh vì đánh bài thua không có tiền trả nợ. Khi bên chủ nợ phản ứng cho rằng việc bị đánh sau khi trả nợ là không hợp lý thì Khá Bảnh khẳng định: “Xã hội này không có đúng sai, chỉ có kẻ yếu và kẻ mạnh, thế thôi!”. Chỉ sau vài ngày đăng tải, clip đã thu hút 25 triệu view, liệu rằng lời “đúc kết” tiêu cực của nhân vật này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với người trẻ, nhất là thanh thiếu niên.

Theo diễn giả Giản Tư Trung, biểu hiện rõ nhất của sự “loạn chuẩn” trong xã hội hiện nay là tình trạng không minh định được sự khác nhau giữa tự do và hoang dã, giữa đức tin và mê tín, giữa chân thật và trơ trẽn, giữa cá tính và quái tính… Chẳng hạn như chuyện “tung hô” Khá Bảnh, cuồng thần tượng một cách vô điều kiện, bỏ thi để đi đón thần tượng K-Pop, bị đâm chết khi nhắc vượt đèn đỏ, bạo lực học đường phổ biến, vô cảm trước cái ác, mê muội trước tà giáo, thỉnh vong ở chùa Ba Vàng, vụ giết người đổ bê tông ở Bình Dương… cũng là “loạn chuẩn”. Đành rằng con người ai cũng có quyền tự do, nhưng tự do cũng có giới hạn của nó, nếu vượt qua giới hạn đó thì không còn tự do nữa mà trở thành “hoang dã”. Giới hạn đó có ở “bốn đạo”, gồm đạo luật (của Nhà nước), đạo lý (của xã hội), đạo thiêng (đời sống tâm linh) và đạo sống (lương tri con người). Do đó, khi vượt qua ranh giới của tự do, cũng là lúc bước vào thế giới của nổi loạn, hoang dã. Nhìn vào hàng loạt sự việc, hiện tượng tiêu cực xảy ra trong thời gian qua, có thể nói chưa có thời đại nào mà cha mẹ và thầy cô lại gặp nhiều thách thức trong việc dạy con cái và học trò như hiện nay. 

Hc sinh đnh chun cách nào?

Thấu hiểu nỗi trăn trở của phụ huynh, giáo viên trong thời đại bùng nổ công nghệ số, Viện Giáo dục IRED đã biên soạn Bộ chương trình khai phóng PLEMS Education dựa trên những nghiên cứu khoa học và các phương pháp thực nghiệm bảo chứng quốc tế. Vậy PLEMS có nghĩa là gì, đó là từ viết tắt của 5 chữ philosophy (triết học), self-leadership (lãnh đạo bản thân), entrepreneurship (tinh thần khởi tạo), mindfulness (tiền tỉnh thức) và life skills (kỹ năng sống). Là thành viên trong nhóm triển khai chương trình, TS. Thái Huỳnh Anh Chi cho biết, Bộ chương trình khai phóng PLEMS Education có 3 phiên bản dành cho 3 độ tuổi khác nhau, gồm PLEMS for kids (dành cho học sinh tiểu học), PLEMS for teens (dành cho học sinh THCS) và PLEMS for teens (dành cho học sinh THPT). Theo đó, với bộ chương trình khai phóng này, học sinh sẽ được tham gia học tập thông qua 5 chương trình về các mảng chuyên môn như triết học dành cho tuổi teen, lãnh đạo bản thân, tinh thần khởi tạo, trạng thái tỉnh táo (tĩnh tại) và kỹ năng sống.

Nhằm giúp giới trẻ, nhất là thanh thiếu niên phương cách định chuẩn trong thời “loạn chuẩn”, nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung cho rằng trước hết, thầy cô và phụ huynh cần giúp các em định nghĩa lại giá trị chuẩn cốt lõi và hướng trẻ đến nền giáo dục khai phóng (khai minh và khai tâm), hiểu mình, hiểu người, hiểu đời. Theo đó, giáo dục khai phóng sẽ góp phần phát triển con người tổng thể, đồng thời giúp các em trả lời ba câu hỏi “tại sao phải học và học để làm gì”, “học gì để đạt được mục tiêu đó” và “học như thế nào”. Để thực hiện được điều này, theo Viện trưởng Viện Giáo dục IRED, nhà trường cần phát triển các chương trình khai phóng ngoại khóa cho học sinh phổ thông và triển khai chương trình song song với chương trình chính khóa ở các cấp học.

Bích Vân

 

Bình luận (0)