Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Giúp sinh viên tìm hiểu phong tục truyền thống

Tạp Chí Giáo Dục

Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật Trường ĐH Văn hóa TP.HCM vừa tổ chức chương trình “Nét Việt” giúp sinh viên tìm hiểu về những phong tục truyền thống và các câu chuyện về nét đẹp văn hóa của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam.


Tiết mục múa của sinh viên

Tham gia chương trình, các em sinh viên đã thể hiện những màn múa dân gian vô cùng đặc sắc của các dân tộc như: Kinh, Thái, Cơ ho… Mỗi tiết mục mỗi màu sắc khác nhau mang lại cho người xem cảm giác vừa được thư giản vừa được nhìn lại những điệu múa truyền thống được giữ gìn qua bao thế hệ.

ThS. Vũ Thị Bích Duyên (giảng viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật Trường ĐH Văn hóa TP.HCM) cho biết, chương trình “Nét Việt” là buổi báo cáo học phần “Chất liệu múa” của sinh viên Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật. Học phần này sinh viên được học chất liệu múa của các dân tộc Việt Nam và một số nước trên thế giới. Các em không học theo kiểu biểu diễn để trở thành những diễn viên múa chuyên nghiệp mà là học để bổ trợ cho công tác quản lý văn hóa, nghệ thuật sau này.

Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những điệu múa dân gian của dân tộc mình. Các dân tộc Việt Nam đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng nghệ thuật múa quý giá. Nhìn từ góc độ nghệ thuật múa, có thể nói di sản múa dân gian là cơ sở tiêu biểu xác định bản sắc múa của mỗi tộc người. Trong một xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển, di sản múa dân gian đối với sự phát triển của ngành múa chuyện nghiệp Việt Nam trở nên rất quan trọng. Việc người trẻ có ý thức tìm hiểu, lưu giữ những giá trị tốt đẹp đó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.  

Hồ Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)