Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp trẻ đoàn kết, hòa thuận trong một nhà!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Làm cha mẹ của hai đứa trẻ trở lên, không ít bậc phụ huynh cảm thấy bực mình và thất vọng khi các con của mình so bì, tỵ nạnh, ganh đua thiếu lành mạnh với nhau. Chị Hoa ở Q.Gò Vấp, TP.HCM luôn phàn nàn về việc làm trọng tài phân xử các mâu thuẫn từ trên trời rơi xuống của 2 đứa con trai lên 8 và 10 tuổi của mình. Lắm lúc chị Hoa còn phải thốt lên: “Anh em gì mà như chó với mèo, chơi với nhau được vài phút là giành giật đồ chơi, la lối om sòm, cho mỗi đứa ở mỗi phòng cho yên ổn”.

 Vì thế, để giảm bớt những cuộc xung khắc giữa anh chị em ruột là cha mẹ xem lại cách ứng xử và thay đổi cho phù hợp với việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục giữa các con sao cho hợp lý. Đồng thời, cha mẹ cần dạy con cách giải quyết các xung khắc giữa anh chị em, rồi trên cơ sở đó hình thành cho trẻ kỹ năng xử lý các vấn đề riêng của mình.

– Cần có sự thay đổi về ứng xử: Không bậc cha mẹ nào có thể hoàn hảo, nhất là trong cách cư xử với các con. Dù thế nào thì bạn cũng sẽ cưng chiều, ưu ái một đứa trẻ hơn so với đứa kia. Hãy nhanh chóng nhận ra vấn đề này và cố hết sức thay đổi. Theo chuyên gia tâm lý lứa tuổi, bạn hãy viết một danh sách những điểm thích nhất và không thích về mỗi đứa trẻ. Nếu danh sách nghiêng về phía này hoặc phía kia hơn, thì điều đó có thể là tín hiệu cho bạn biết có vấn đề tiềm tàng. Vì thế hãy phản ánh trung thực và quyết tâm thay đổi thái độ của bạn.

– Can thiệp đúng thời điểm: Nếu có xích mích, hãy can thiệp khi các cảm xúc đang dâng cao trước khi cuộc cãi nhau leo thang. Dùng bất cứ những lời nói nào có tác dụng nhất để trấn an mọi người. Nếu cần, tách các trẻ ra cho tới khi chúng bình tĩnh và có thể giảng hòa. “Con sẽ chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề nếu con còn bực bội. Mỗi đứa về phòng riêng của mình cho tới khi hai đứa có thể nói chuyện ôn hòa với nhau”.

  – Khuyến khích con mở rộng tình bạn bên ngoài: Một số bậc cha mẹ nghĩ rằng anh chị em ruột trong nhà là phải thân thiết hơn tất cả các mối quan hệ khác, kiểu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Tuy nhiên, trẻ con suy nghĩ chưa được sâu sắc, thấu đáo và thực tế mỗi trẻ cần có một nhóm bạn riêng và các mối quan hệ thân thiết khác bên ngoài gia đình. Đây là cách để trẻ học cách giữ cân bằng cảm xúc trong các mối quan hệ của mình.

– Dành một vài ký hiệu riêng cho mỗi trẻ: Cha mẹ hãy khéo léo tranh thủ dành riêng một vài ký hiệu bí mật cho từng đứa để chúng thấy mình quan trọng và luôn được yêu thương. Hãy nói với con một cách chân thành rằng tình yêu thương cha mẹ dành cho các con là không có sự phân biệt. Tùy theo quỹ thời gian của bạn, hãy để một khoảng dành riêng cho mỗi đứa khi chúng cần được quan tâm, gần gũi.

Lê Phạm Phương Lan (Ging viên tâm lý)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)