Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp trẻ kiểm soát nỗi lo sợ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thc tế, nhiu tr tui tiu hc vn không dám nhà mt mình vì s quái vt, không dám tt đèn vào ban đêm vì s ma, không dám đến khám bác sĩ vì s chy máu, không dám đến trưng vì s cô thy pht…

Mai Anh 7 tuổi (Biên Hòa, Đồng Nai) luôn thường trực một nỗi bất an vô hình. Đến lớp, cháu luôn sợ cô giáo phạt vì một lỗi lầm nào đó như viết chữ chưa đúng, đọc sai chính tả. Càng lo sợ thì Mai Anh càng bối rối, như một vòng luẩn quẩn “sợ quá nên sai”, “sai quá càng sợ”, sai chồng sai, khiến cháu càng thu mình, tự ti. Ở nhà, Mai Anh chưa bao giờ dám ngồi một mình, kể cả ban ngày. Bé kể rằng: “Cháu luôn lo sợ có một ai đó sẽ vào nhà bắt cháu đi mất, không bao giờ được gặp lại cha mẹ nữa. Tối đi ngủ rồi mà cháu vẫn lo lắng không biết ngày mai, mình có thức dậy được không?”.

Nguyên nhân

Thứ nhất, có không ít bậc phụ huynh nghĩ rằng nếu dùng cách dọa nạt trẻ sẽ dễ giáo dục, quản lý con hơn so với các phương pháp giáo dục khác. Điều này thật ra là “lợi bất cập hại”. Bởi trẻ lúc đầu có thể vì sợ những biểu tượng… nào đó mà làm theo yêu cầu của cha mẹ nhưng sau này trẻ sẽ luôn ám ảnh nỗi lo sợ vô hình khi đối mặt với thực tế, thậm chí còn bám theo chúng suốt cuộc đời.

Thứ hai, trẻ rất sợ bị bỏ rơi nhất là đã từng bị người lớn dọa “nếu không ngoan sẽ cho người khác nuôi”. Vì thế, khi đến một chỗ mới, rời khỏi vòng tay cha mẹ trẻ thường có tâm lý bị bỏ rơi, nếu không chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, đầy đủ cho trẻ thì đây sẽ là cảm giác đáng sợ nhất đối với trẻ. Cũng có thể do trẻ quá nhạy cảm nên “đoán” được tâm trạng bất an, lo lắng của phụ huynh trong những tình huống tương tự như có lần trẻ bắt gặp cha hoặc mẹ là người lo lắng thái quá, sợ côn trùng, căng thẳng khi đến bệnh viện…

Thứ ba, nếu cha mẹ có thói quen ngăn cản, cấm đoán khiến trẻ luôn lo sợ không dám thử sức mình trong bất cứ lĩnh vực nào. Vì thế, có những trẻ luôn căng thẳng, do dự không dám tự quyết định việc gì nếu thiếu vắng sự có mặt của cha mẹ.

Giúp tr kim soát ni lo s cách nào”

Cho trẻ cơ hội giao lưu với mọi người. Những trẻ hay có cảm giác lo sợ thường là những em rụt rè, tự ti, ít hoặc không thích giao lưu với mọi người. Nếu trẻ nhà bạn là người ngại giao tiếp thì hãy động viên trẻ chủ động giao lưu trong các nhóm như nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng trực nhật ở lớp, nhóm bạn đi học Anh văn, học các môn năng khiếu… Hãy cho trẻ cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích với bạn bè. Trẻ tự thiết lập các mối quan hệ sẽ tự tin hơn và giảm bớt nỗi lo trong lòng hơn. Được vui chơi cùng mọi người, trẻ dần dần sẽ mạnh dạn hơn, nỗi lo lắng, băn khoăn sẽ vơi đi.

Cho con trải nghiệm một số tình huống thông qua trò chơi. Cha mẹ cùng con chơi trò đóng vai các tình huống mà con hay sợ. Qua đó, trẻ học được cách diễn tả các cảm xúc đối lập nhau như sợ hãi và tự tin, lo lắng và bình tĩnh… trước một sự việc hay con vật tưởng tượng. Từ những trò chơi này, con sẽ dần nhận ra sự sợ hãi ngô nghê của mình, và tự khắc phục loại bỏ biểu hiện không phù hợp này.

Tạo cho trẻ tính vui vẻ, yêu đời. Trẻ lo sợ đủ thứ bởi trẻ nhìn đời lúc nào cũng buồn bã, chán nản. Đối với người vui vẻ, luôn xem những thử thách, trở ngại là điều tất yếu sẽ phải gặp phải trong cuộc sống, họ sẵn sàng khắc phục khó khăn và tự tin quyết tâm để gặt hái được kết quả tốt nhất. Do đó, cha mẹ luôn truyền cho con tinh thần lạc quan, tích cực, luôn nhìn vào mặt tốt của vấn đề để phấn đấu. Hãy tạo cơ hội cho con có được những thành công nho nhỏ, để trẻ tin tưởng rằng mình cũng có năng lực khi làm việc, nuôi dưỡng thái độ lạc quan vào cuộc sống.

Đừng làm thui chột lòng tự tin của trẻ. Một đứa trẻ nhút nhát thường rất yếu đuối và dễ bị tổn thương trước những lời phê bình gay gắt. Bởi vậy, đừng vì một khuyết điểm nhỏ của trẻ mà trách phạt nhiều lần sẽ gây áp lực tâm lý cho trẻ, khiến trẻ lo sợ hơn. Thay vì dùng những lời phê bình trẻ, cha mẹ nên dành những lời khích lệ tinh thần tăng thêm lòng tự tôn cho trẻ. Trẻ sẽ vơi đi nỗi lo sợ vô hình lẫn hữu hình khi được người khác thừa nhận, động viên kịp thời.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)