Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp trẻ tạo lập tính tự giác

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khá nhiu bc cha m hết sc lo lng v vic con mình ít khi t giác ngi vào bàn hc, hoc cm chi quét nhà. Nếu không nh v hoc thúc gic, con tr gi đây hiếm khi ch đng giúp cha m làm các công vic vt ca gia đình.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Chị Mai Thương ở Bình Thạnh, TP.HCM tâm sự: “Thằng bé nhà tôi đang học lớp 4, cháu rất lanh lợi trong học tập và giao tiếp. Tuy nhiên, ít khi cháu động tay, động chân vào việc gì. Cha mẹ đã cố ý giao cho mấy việc đơn giản trong nhà như dọn cơm, quét nhà, tự vệ sinh cá nhân… Nhưng hầu như, lần nào cũng đôn đốc hoài cháu mới thực hiện với một thái độ miễn cưỡng, khó chịu. Thậm chí các việc thỏa mãn nhu cầu bản thân như ăn, ngủ mà cũng phải nhắc nhở cháu. Chính thái độ ỷ lại và dựa dẫm như thế của cháu khiến gia đình tôi rất bức xúc nhưng chưa biết làm sao để con tự giác hơn”.

Cùng cảnh ngộ, anh Toàn ở Q.Gò Vấp, TP.HCM bày tỏ sự không hài lòng khi cô bé gái lên 9 tuổi không tự giác ngồi vào bàn học. Thấy bố đốc thúc chuyện học tập là con bé mặt nặng mày nhẹ, không bao giờ tự giác dọn đồ chơi hay giúp mẹ trông em nhỏ. Khi cha mẹ nhắc nhở thì bé giả vờ không nghe thấy rồi lảng dần sang chỗ khác. Lắm lúc nhắc con nhiều mà chẳng thấy thay đổi nên gia đình cảm thấy chán nản và bế tắc, thay cháu làm quách cho xong nhưng cũng chưa biết làm sao để con biết tự giác, chủ động hơn.

Tính tự giác có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, sẽ giúp chúng có suy nghĩ thấu đáo về những việc nó làm và quyết tâm cố gắng để đưa ra những cách giải quyết hợp lý nhất. Vì thế các bậc phụ huynh nên khuyến khích tinh thần tự giác của con.

+ Cùng trẻ lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Đối với trẻ, khả năng kiểm soát và kiềm chế bản thân có lúc còn hạn chế nên việc định ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết là giúp trẻ đối chiếu để khép bản thân mình vào khuôn khổ nhất định. Sau khi định ra chế độ đó thì phải thực hiện triệt để. Cha mẹ phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, không nên lúc thì quản chặt quá, lúc thì lại lơi lỏng, bỏ qua, khiến trẻ bối rối không biết ứng phó sao cho hợp lý. Khi mới bắt đầu thực hiện kế hoạch, đừng yêu cầu trẻ quá cao sẽ khiến trẻ căng thẳng mà nản chí. Biểu dương hay phê bình trẻ đúng mực. Sau mỗi tuần gia đình cùng trẻ tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một lần. Nếu trẻ tiến bộ, tự chủ trong các hoạt động đã nêu ra trong bảng kế hoạch, cha mẹ nên có hành động khen ngợi kịp thời; ngược lại, nếu trẻ vẫn chưa có sự tiến bộ rõ rệt, cha mẹ hãy trao đổi thẳng thắn để tìm ra nguyên nhân và cùng tìm cách khắc phục kịp thời. Thậm chí, nếu trẻ có biểu hiện chây ì, không thực hiện đúng kế hoạch, gia đình cần có biện pháp phê bình, nhắc nhở, kể cả biện pháp mạnh như trách phạt nghiêm khắc để rèn trẻ vào khuôn khổ.

+ Dạy trẻ khả năng chủ động. Không ít trường hợp trẻ không tự giác vì trẻ vẫn mang tâm lý dựa dẫm, ỷ lại. Trẻ đinh ninh rằng một khi mình không thực hiện công việc thì đã có người làm thay. Khi không phải bắt tay vào làm việc mà công việc vẫn hoàn thành thì không lý do và động lực nào thúc đẩy trẻ tự giác cả. Các bậc cha mẹ hãy cứ mạnh dạn và nghiêm khắc cho trẻ được trải nghiệm trạng thái cảm xúc khi chứng kiến những việc “dang dở” do trẻ không tự giác thực hiện. Trẻ không tự giác học, sẽ bị thầy cô nhắc nhở, khiển trách; không tự giác dọn dẹp đồ chơi, không có đồ để chơi; không cất sách vở gọn gàng, sẽ không tìm thấy khi chuẩn bị đi học… Những hậu quả của việc thiếu tự giác hiện ra nhãn tiền như thế, trẻ sẽ tự rút ra bài học và tự giác hơn.

+ Khơi dậy tinh thần trách nhiệm. Trẻ có ý thức trách nhiệm với bản thân và gia đình thì trẻ sẽ cố gắng tự giác hơn trong các hoạt động của mình. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ (4-5 tuổi), cha mẹ có thể phân công cho con làm những việc nhẹ nhàng như dọn đồ chơi, xếp quần áo… Lúc đầu trẻ có thể làm với thái độ hậm hực, ấm ức, nhưng hãy đồng hành và tạo cảm hứng cho trẻ để chúng nhận ra niềm vui khi được làm việc phụ giúp những người thân. Trẻ thấy mình có giá trị hơn khi được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé để chia sẻ cùng các thành viên trong gia đình. Khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ, tự trẻ cũng cảm thấy phấn khởi. Khi được làm những việc hợp với tuổi của mình, trẻ tự tin cảm thấy mình làm tốt hơn, từ đó biết quan tâm, chủ động hơn.

+ Kích thích mặt tích cực của trẻ. Trẻ không tự giác không có nghĩa là trẻ không có ý thức vươn lên. Cha mẹ hãy từng bước hướng dẫn trẻ khắc phục thói quen ỷ lại, dựa dẫm. Quan tâm sát sao để ý trẻ tâm huyết với hoạt động nào nhất, phát hiện ra trẻ rất tự giác đối với những gì trẻ hứng thú. Cha mẹ phải khai thác triệt để và động viên trẻ mở rộng ra các hoạt động khác.

+ Cha mẹ không nên nôn nóng. Giáo dục trẻ nói chung, rèn tính tự giác nói riêng là chuyện không dễ dàng, không thể là chuyện một sớm, một chiều vì thế cha mẹ không được vội vàng, hấp tấp. Dưới góc độ tâm lý trẻ em cho rằng để rèn tính tự giác rất cần sự mềm mỏng, nhẹ nhàng từ phía cha mẹ. Nếu cha mẹ lạm dụng biện pháp trừng phạt để mong trẻ tự giác làm việc nào đó, thì kết quả thu được chỉ là do trẻ sợ bị đánh đập mà thực hiện, chứ không thể hình thành được phẩm chất tự giác lâu bền ở trẻ. Cha mẹ nên giao cho con một nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn trẻ cách thực hiện rồi theo dõi xem trẻ có hoàn thành không, đừng áp đặt con cách làm mà hãy để con lựa chọn cách nào phù hợp. Khen ngợi con kịp thời khi con tự làm được và sẵn lòng giúp đỡ nếu con đề nghị, tuy nhiên không làm thay con hoàn toàn. Hãy làm cho các hoạt động của con trở nên hào hứng bằng những trò khởi động thú vị để con có một tâm trạng phấn chấn khi bắt tay vào công việc.

Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý hc)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)