Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp trẻ trải nghiệm để trưởng thành hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhiu bc ph huynh rt mâu thun khi con tr đang tui teen mà c đòi hi làm vic gì cũng phi va lanh li, nhanh chóng, va thn trng, nói năng thì phi t tn, cn thn. Song, đ tr chín chn hơn không gì hiu qu bng cách cho tr cơ hi đ tri nghim.


Cha m hãy giúp tr tri nghim đ trưng thành hơn. Ảnh: I.T

Tri nghim đ gt đưc thành công!

Hà An 16 tuổi đang học lớp 10 ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM tâm sự: “Em cùng nhóm bạn lập nhóm bán thêm hàng online trong ngày cuối tuần để tập tành kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Ban đầu công việc chưa ổn định nên một số bạn nản chí, định buông xuôi. Phụ huynh thì mắng mỏ chúng cháu là “ngựa non háu đá”, không chịu tập trung cho việc học hành mà muốn thể hiện, xem được mấy hôm là chán thôi. Đứa trẻ nào mà chẳng hành động tùy hứng, thiếu sự cân nhắc, quyết định nhanh chóng và buông xuôi một cách dễ dàng. Không đứa nào đủ dũng khí để đi đến nơi về đến chốn đâu!”.

Tâm lý nói chung của tuổi teen có điểm hạn chế là do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống nên suy nghĩ còn nôn nóng, hấp tấp, vội vã và dễ làm hỏng việc của mình và của người khác. Trong học tập, teen thường nóng vội để mau chóng đạt kết quả mà không cần biết mình đã làm đúng, đã cố gắng hết sức hay chưa, đã dùng phương pháp tối ưu nhất chưa. Trẻ thiếu hiểu biết và ít trải nghiệm nên chưa lường trước được những trở ngại. Vì thế, khi gặp trục trặc hay thất bại là trẻ rất mau chán nản. Trẻ có tính láu táu thường bỏ qua những cảm giác của mình và sự đóng góp của người khác. Trước khi hành động, trẻ thường hồi hộp, hiếu thắng. Thậm chí trẻ còn cảm nhận được nỗi lo lắng về sự thất bại của mình, nhưng trẻ thường phớt lờ cảm giác đó. Trẻ không quan tâm, không để ý đến cảm giác lo sợ hay khó chịu của người khác trước hành động nông nổi của mình.

Hành đng hơn bt đng

B m đng quá ht hong và buông xuôi khi thy con mình làm vic mt cách hi ht, cu th, không ti nơi ti chn. Hãy luôn đng bên cnh con, giúp con bình tĩnh và t tin hơn. Tr tích cc, ch đng luôn có nhiu cơ hi đ th thách và rèn luyn. Nếu đưc s h tr kp thi ca b m thì cơ hi thành công ca tr nhiu hơn nhng đa tr quá thn trng, không dám nghĩ, dám làm.

Lời khuyên từ phía chuyên gia tâm lý: Là không nên đòi hỏi một sự điềm đạm, từ tốn, chững chạc từ một đứa trẻ mới lớn, nhưng nếu ta kiên trì cùng trẻ thì “ngựa non” sẽ bớt “háu đá”. Vẫn biết “một lần vấp là một lần bớt dại”, nhưng cha mẹ nên đồng hành để trẻ không phải tự bơi một mình. Cùng với thời gian, rèn luyện sự cẩn thận, bình tĩnh và tính kiên nhẫn, trẻ sẽ tránh được những vấp váp, sai lầm trong cuộc sống. Được có cơ hội để hành động là trẻ có 50% cơ hội gặt hái thành công, còn nếu không cho chúng được bắt tay hành động thì trẻ sẽ không có chút cơ hội nào cả. “Hành động hơn bất động” câu nói này luôn đúng trong quá trình giáo dục trẻ

Đừng để trẻ “tự bơi” với những ý tưởng “táo bạo” của mình. Chia sẻ với con cũng là cách được gần và hiểu con hơn. Cha mẹ nên cùng con lập kế hoạch hành động cụ thể, càng chi tiết, rõ ràng càng tốt. Để cho trẻ tự liệt kê các tình huống có thể xảy ra, đề ra các phương án giải quyết. Sau đó sẽ dần dần thực hiện từng bước nhỏ và biết kiểm tra, điều chỉnh. Luyện tập tính kiên trì, nhẫn nại có thể thông qua các trò chơi. Ví dụ như chơi cờ, đọc sách, đi câu cá là một trò chơi đòi hỏi sự tỉ mỉ và sáng tạo. Chơi cờ giúp trẻ thận trọng và dự đoán được suy nghĩ của đối phương. Câu cá là một trò chơi giải trí tốt, tạo cho trẻ tính kiên trì, biết chờ đợi một cách tự nguyện…

Cần giúp trẻ biết cân nhắc kỹ càng, chắc chắn trước khi hành động. “Nếu con quyết định làm việc đó nhưng thất bại thì con sẽ ra sao? Con đã chọn được phương pháp nào tối ưu nhất để suy nghĩ trước khi hành động chưa?”. Khi trẻ chia sẻ những dự định của mình, bố mẹ không nên vội vàng phủ nhận, phản bác. Hãy tế nhị đón nhận những thông tin với thái độ thực sự quan tâm. Cùng trẻ phân tích khó khăn và thuận lợi, mạnh dạn nói với trẻ cảm giác lo lắng hay băn khoăn của mình, nhằm khích lệ sự bộc lộ ý nghĩ và tâm trạng của trẻ. Sẵn sàng góp ý để trẻ tự tin hơn với quyết định của mình Trẻ “háu đá” vốn rất hiếu thắng, dễ nóng nảy, nên không chịu được sự phê bình không đúng nơi đúng lúc. Nếu cha mẹ tỏ thái độ không tin tưởng, trẻ càng tự quyết nhiều hơn và hậu quả sẽ nặng nề hơn. Khi có một vấn đề cần giải quyết có liên quan đến trẻ, cha mẹ nên công khai bàn bạc và cho trẻ tham gia ý kiến. Phải lật đi lật lại một vấn đề để trẻ thấy rằng mọi người làm gì cũng suy xét, tỉ mỉ, thận trọng. Cho trẻ thấy người lớn, tuy đã trưởng thành nhưng vẫn phải chuẩn bị, bàn bạc đâu vào đó trước khi thực hiện một công việc. Tính “háu đá” không thể tự mất đi mà đòi hỏi phải có sự luyện tập để giảm dần. Không có bài học nào hiệu quả bằng những kinh nghiệm của chính những đứa trẻ trải nghiệm trong hành động.

Hãy biến tt c thành cơ hi đ tr đưc ln

Trẻ ham khẳng định mình thông qua những công việc, nhất là trong học tập, hay khám phá thế giới, cha mẹ nên khuyến khích, động viên. Việc trẻ không thể tránh khỏi những sai lầm, thất bại là đương nhiên. Quan trọng là cha mẹ hãy giúp trẻ nhận ra được những sai sót của mình trong khi vội vã, trẻ sẽ rút ra được bài học cho chính mình. Những đứa trẻ mới lớn thường trải qua một giai đoạn “thử nghiệm” để trưởng thành. Bố mẹ đừng quá hốt hoảng và buông xuôi khi thấy con mình làm việc một cách hời hợt, cẩu thả, không tới nơi tới chốn. Hãy luôn đứng bên cạnh con, giúp con bình tĩnh và tự tin hơn. Trẻ tích cực, chủ động luôn có nhiều cơ hội để thử thách và rèn luyện. Nếu được sự hỗ trợ kịp thời của bố mẹ thì cơ hội thành công của trẻ nhiều hơn những đứa trẻ quá thận trọng, không dám nghĩ, dám làm.

Nguyn Văn Công (Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)