Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giúp trò chơi dân gian “sống lại” trong sân trường

Tạp Chí Giáo Dục

Khi nhng chiếc smartphone tr nên ph biến, game online không còn xa l vi hu hết các em hc sinh thì nhng trò chơi dân gian dn đi vào quên lãng. Trưc thc tế này, hai hc sinh: Đ Ánh Dương và Lê Trn Kim Uyên (cùng hc lp 8A14, Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa, TP.HCM) đã cùng nhau thc hin d án “Ký c” giúp trò chơi dân gian “sng li” trong sân trưng.


Kim Uyên (phi) và Ánh Dương cùng vi cun cm nang v trò chơi dân gian

Nhiu hc sinh không thích trò chơi dân gian

Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phổ biến thì giờ ra chơi các em học sinh tụm năm, tụm bảy chơi nhảy dây, chơi banh đũa, bắn bi, cướp cờ… Những trò chơi dân gian đó không chỉ giúp nuôi dưỡng tâm hồn, rèn luyện thân thể, phát triển tư duy cho các em mà nó còn là một di sản văn hóa của đất nước, tồn tại qua nhiều thế hệ. Thế nhưng hiện nay, trò chơi dân gian đã được thay thế bởi phim ảnh, trò chơi điện tử, thiết bị di động…

Theo thống kê từ nhóm nghiên cứu, trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tỉ lệ dùng smartphone là 87%, trong đó hơn 70% trẻ em dùng smartphone chỉ để chơi game. “Có thể thấy, học sinh đang quan tâm quá mức đến công nghệ điện tử và đồng thời áp lực cũng như thời gian học tập quá nhiều đã khiến học sinh quên đi những trò chơi dân gian – bản sắc dân tộc. Vì thế việc khôi phục, mang đến giải pháp để giúp học sinh đến gần hơn với trò chơi dân gian là việc làm thiết thực, cấp thiết” – Dương chia sẻ.

Nghĩ là làm, từ tháng 6-2019, Dương và Uyên đã nhen nhóm những ý tưởng mới, lạ nhằm thu hút các bạn đối với trò chơi dân gian. Được sự giúp đỡ của cô Bùi Thị Trần Thy (giáo viên môn giáo dục công dân), dự án đã được thực hiện trong sự ủng hộ của các thầy cô và học sinh trong trường.

Để có được những số liệu cụ thể khách quan, Dương và Uyên tiến hành khảo sát các bạn học sinh bậc THCS trong trường. Đây là độ tuổi bên cạnh học tập cũng cần được giải trí, được tham gia vào những trò chơi phù hợp lứa tuổi, vui tươi và bổ ích, đồng thời là độ tuổi đang phát triển về hình thể lẫn tư duy, những phương pháp giáo dục cũng như sự lựa chọn cho việc giải trí phù hợp rất cần được chú ý. Trong 320 tờ phiếu được phát ra, nhóm đã thu về được 300 phiếu tập trung về suy nghĩ, cảm nhận cũng như sự hiểu biết của các bạn về các trò chơi dân gian. Kết quả, nhóm nhận được 24,4% thích chơi trò chơi dân gian; 75,6% không thường chơi; 39,3% hiểu về lợi ích, ý nghĩa trò chơi dân gian mang lại; 60,7% không hiểu; 40,3% cho rằng trò chơi dân gian không phù hợp trong thời đại ngày nay… “Qua số liệu trên có thể thấy học sinh bậc THCS dần ít quan tâm, yêu thích trò chơi dân gian, đồng thời cơ hội để các bạn tiếp cận đến các trò chơi vẫn còn hạn chế. Khảo sát cho thấy rất ít bạn được giới thiệu, thường tham gia cũng như hiểu về ý nghĩa, lợi ích mà trò chơi dân gian mang lại. Bên cạnh đó, công nghệ phát triển cũng như quỹ thời gian hạn hẹp của học sinh cũng là một phần nguyên do khiến trò chơi dân gian ít phổ biến với học sinh thời đại ngày nay” – nhóm thực hiện dự án cho biết.

Ph biến trò chơi dân gian

Phn khi vì hc sinh quan tâm và hng thú vi d án v trò chơi dân gian, cô Trn Thy (giáo viên hưng dn d án cho nhóm) chia s: “Tôi thy rt vui vì hc sinh có quan tâm đến d án này. Tôi hy vng d án s đưc lan rng đ các em biết đến và tham gia nhiu hơn vào các hot đng dân gian va vui chơi va hc hi va góp phn gi gìn đưc bn sc dân tc”.

Theo nhóm, để lan tỏa trò chơi dân gian cũng như giúp các bạn hiểu được vai trò của trò dân gian cần phải giới thiệu cho các bạn biết thông tin về trò chơi đó, sau đó cho các bạn trải nghiệm và tạo điều kiện để các bạn có dụng cụ để chơi. Để đạt được mục tiêu, đầu tiên, Dương và Uyên triển khai viết cuốn cẩm nang về trò chơi dân gian và phát hành rộng rãi trong trường. Nội dung cẩm nang giới thiệu nguồn gốc, cách chơi, giá trị về một số trò chơi tiêu biểu của 3 miền: Bắc, Trung, Nam. “Chúng em sinh ra và lớn lên ở miền Nam nhưng trong gia đình có cha, mẹ, ông bà người miền Trung, miền Bắc. Bên cạnh đó chúng em cũng hỏi thăm những thầy cô, hàng xóm và tìm hiểu thêm trên mạng sau đó đưa ra những thông tin cụ thể, khách quan nhất về trò chơi” – Uyên cho biết.

Thừa thắng xông lên, Dương và Uyên tiếp tục tổ chức cho các bạn tham gia trò chơi dân gian tại lớp học, tại sân trường với sự hưởng ứng của nhiều học sinh. Hai bạn gái này cũng xây dựng hộp dụng cụ trò chơi để tạo điều kiện cho các bạn dễ dàng đến với trò chơi dân gian.

Sau khi hoàn thành dự án, Dương và Uyên nhận thấy được những tín hiệu tích cực từ các bạn trong trường. “Sau khi phát hành cuốn cẩm nang, chúng em thống kê có khoảng 85% các bạn học sinh đã hiểu về trò chơi dân gian; 85,4% đồng ý đưa vào thư viện và có thể đưa vào bộ môn giáo dục công dân bậc THCS. Vì trò chơi dân gian cơ bản đã mang tính giáo dục rất cao, giúp rèn luyện sự khéo léo, nhạy bén, linh hoạt, tư duy phát triển cùng nhiều kỹ năng hữu ích khác. Trong khi đó bộ môn giáo dục công dân cũng là môn rất quan trọng, rèn giũa đạo đức cho học sinh nhưng những bài học mang tính lý thuyết là chủ yếu sẽ dễ tạo sự nhàm chán khi học, vì thế đưa những trò chơi dân gian phù hợp với từng nội dung của bài học sẽ giúp môn học trở nên thú vị, qua đó giúp học sinh hiểu, nhớ bài kỹ càng hơn” – Dương chia sẻ.

Hiện tại dự án “Ký ức” đã được đưa vào hoạt động Đội, hoạt động CLB Văn hóa Việt Nam của trường phát triển thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa và lễ hội trong trường. “Sắp tới chúng em dự định tập trung hoàn thiện cẩm nang và bộ dụng cụ trò chơi. Thêm những trò chơi mới lạ hơn, mở rộng phạm vi nghiên cứu với học sinh tiểu học, mầm non và phát triển hơn ở các trường đồng thời thành lập Fanpage cho dự án để phát triển ra cộng đồng” –  nhóm thực hiện dự án kỳ vọng.

Bài, ảnh: Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)