Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Gỡ khó cho giáo viên trong đánh giá học sinh theo Thông tư 22

Tạp Chí Giáo Dục

Thông tư s 22/2021/TT-BGDĐT (Thông tư 22) đã l nhng hn chế sau hơn mt năm có hiu lc đi vi các môn hc đưc đánh giá bng hình thc nhn xét kết qu rèn luyn và hc tp ca hc sinh.


Hc sinh khi 7 Trưng THCS Trương Văn Ngư đang khi đng trong gi hc chy c ly ngn (nh minh ha). Ảnh: M.Thanh

Theo điểm a khoản 1 điều 9 của Thông tư 22 quy định: “Trong một học kỳ, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 1 (một) trong 2 (hai) mức: Đạt, chưa đạt. Mức đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức đạt. Mức chưa đạt: Các trường hợp còn lại”. Hiểu đơn giản là, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở các môn học được đánh giá bằng hình thức nhận xét sẽ “Chưa đạt dù chỉ một cột điểm chưa đạt trong cả học kỳ”, bất kể đó là cột điểm thường xuyên hay định kỳ. Như vậy, trong một học kỳ, nếu học sinh chưa đạt một cột điểm của môn học đánh giá bằng hình thức nhận xét, thì nguyên học kỳ đó chưa đạt. Và nếu chẳng may, học kỳ II có một cột điểm nào đó học sinh chưa đạt, thì cả năm sẽ nhận kết quả chưa đạt.

Năm nay, tôi phụ trách dạy môn thể dục khối 7, mới kịp nhận ra sự bất hợp lý của hình thức đánh giá theo phương thức nhận xét này. Các môn học khác có cách đánh giá theo thang điểm 10, dù học sinh có 0 điểm hay 1 điểm ở cột điểm nào đó thì kết quả chung cuộc của một học kỳ đều được tính trung bình chung các cột điểm. Các em học sinh qua mỗi con điểm cao thấp khác nhau để nhìn nhận lại thành quả học tập, rèn luyện. Còn môn thể dục, chỉ cần một cột điểm chưa đạt trong bốn cột điểm trong một học kỳ thì học kỳ đó chưa đạt, nếu con điểm chưa đạt đó rơi vào học kỳ II thì theo quy định kết quả học tập năm học đó là chưa đạt. Điều đó dẫn tới hệ quả là xếp loại trung bình chung các môn cả năm chỉ ở mức khá trở xuống. Có lẽ, với các chuyên gia xây dựng thang đo của Bộ GD-ĐT, tôi không cần phân tích về các nguyên tắc dạy học hay các nguyên tắc giáo dục. Bởi dù sao, con người cũng chỉ là một chủ thể bất toàn, và đầy khiếm khuyết. Chúng ta phải thừa nhận, không một học sinh nào giỏi toàn diện trong tất cả các môn học, cũng không học sinh nào biết toàn diện các khía cạnh của một môn học, không một học sinh nào có thể thực hiện trọn vẹn 100% các kỹ năng của một hay nhiều môn học khác nhau. Vậy, hà cớ chi, một môn học cần nhiều vận động, thao tác, kỹ thuật, kỹ xảo như giáo dục thể chất lại đòi hỏi các em học sinh phải đạt tất cả các con điểm trong một học kỳ mới được đạt của học kỳ đó. Thử đặt vấn đề, cột điểm đầu tiên của một học kỳ là cột điểm thường xuyên, có thể vì thể trạng không tốt, tinh thần chưa ổn định, hoặc chưa chuyên cần rèn luyện, sai sót một vài thao tác…, nên kiểm tra chưa đạt. Và học sinh đó biết rằng, cách đánh giá theo Thông tư 22 như trên thì các cột điểm còn lại có cần cố gắng nữa không? Vì dù có cố gắng đạt cả ba cột điểm còn lại trong học kỳ thì em học sinh đó vẫn chưa đạt cả học kỳ.

Khoản 4 điều 4 của Thông tư 22 trên cũng đề ra yêu cầu “đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh” nhưng tiến bộ để được gì khi ít nhất “không thể thay đổi kết quả”, mặc định sự tiến bộ sau con điểm ấy không có giá trị gì!

Có một số phản hồi lại rằng, để cho học sinh đạt đâu có khó gì, nếu học sinh làm chưa tốt thì cho các em kiểm tra lại, hoặc kỹ năng các em chưa tốt thì xem xét thái độ, tinh thần học tập chứ đâu chỉ có các thao tác của môn học. Tức là tìm cách để cho các em đó đạt yêu cầu, chuyện này không có gì khó với giáo viên. Nhưng thưa rằng, đã ra yêu cầu kiểm tra thì tổ bộ môn, giáo viên đã đề ra tiêu chí, tiêu chuẩn cần đạt để có kết quả đạt. Khi giáo viên tìm mọi cách cho học sinh nào đó chưa đến mức độ đạt mà vẫn cho đạt thì không chỉ giáo viên có lỗi công bằng với các học sinh khác, mà còn có lỗi với chính mình, và có lỗi với góc nhìn nhận thức của học sinh trong tương lai, khi các em ấy lớn lên trong sự mơ hồ về tiêu chí và đánh giá khả năng thực của bản thân. Thiết nghĩ, không chỉ môn giáo dục thể chất mà các môn học đánh giá kết quả bằng hình thức nhận xét như nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, nội dung giáo dục của địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng cần được Bộ GD-ĐT xem xét lại, có thể cân nhắc về việc tính trung bình cộng các cột điểm đạt và chưa đạt để tính kết quả rèn luyện và học tập trong một học kỳ. Đừng triệt tiêu sự cố gắng tiến bộ và nỗ lực của học sinh.

Nguyn Minh Thanh
(Giáo viên Trưng THCS Trương Văn Ngư, TP.Th Đc)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)