Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Gỡ nút thắt dạy văn hóa trong trường nghề

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT đã ban hành Thông tư 15-2022 (TT15) quy đnh vic ging dy khi lưng kiến thc văn hóa THPT trong cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN). Đây là tín hiu vui đi vi các trưng ngh khi nút tht dy văn hóa đưc tháo g.


TS. Hoàng Ngc Vinh – nguyên V trưng V Giáo dc chuyên nghip (B GD-ĐT) chia s ý kiến t hi tho

Theo TT15, học sinh trong cơ sở GDNN học 3 môn bắt buộc gồm toán, ngữ văn và lịch sử. Các môn học lựa chọn gồm: Vật lý, hóa học, sinh học, địa lý. Thời lượng giảng dạy các môn toán, ngữ văn là 252 tiết/ môn; và 168 tiết/ môn đối với vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử.

Tại Hội thảo “Về dạy văn hóa theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp” do Hội GDNN TP tổ chức mới đây, TS. Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng, chương trình đào tạo văn hóa theo TT15 được rút gọn phù hợp với đối tượng người học. Theo ông Vinh, cần hiểu dạy văn hóa để học nghề chứ không phải dạy văn hóa, hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, theo ông Vinh, để đạt hiệu quả cao trong dạy văn hóa theo chương trình 9+ cũng như tiết kiệm thời gian, không nhất thiết phải dạy văn hóa ở năm thứ nhất mà có thể gắn với dạy kỹ năng nghề. Từ lâu một số quốc gia cũng đã đi theo hướng này. TP.HCM cần có cơ chế cho các trường thí điểm dạy tích hợp văn hóa và kỹ năng nghề. Ông Vinh cũng lưu ý, đội ngũ sư phạm dạy văn hóa trong trường nghề phải là những người am hiểu về nghề mà các em đang theo học.

TS. Phạm Hữu Lộc – Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM cho biết, TT15 đã mở ra cánh cửa cho các trường TC-CĐ cũng như giải quyết nguyện vọng của người học. Trước đây, sau khi khóa 22 của trường nhập học thì Bộ GD-ĐT ra TT12 – quy định dạy văn hóa chương trình GDTX 7 môn. Tuy nhiên phụ huynh phản ứng, không muốn cho con tiếp tục học vì chương trình văn hóa theo TT12 quá nặng và nhất là học với trung tâm GDTX.


Ông Phm Như Ngh – Phó V trưng V Giáo dc đi hc (B GD-ĐT)

TS. Lộc cũng đề xuất, đối với cơ sở GDNN đủ điều kiện mà trước đây được Sở GD-ĐT cho phép dạy văn hóa thì tiếp tục dạy văn hóa theo TT12 để học sinh được tham gia thi tốt nghiệp THPT. Nếu các em đã học văn hóa mà không được thi thì sẽ thiệt thòi.

“Giáo dục là học tập suốt đời mà theo TT15 thì học sinh không được thi tốt nghiệp THPT, nghĩa là con đường học cao hơn nữa không còn. Đề nghị hai Bộ LĐ-TB&XH và Bộ GD-ĐT có chương trình “liên thông” giữa hai thông tư, đảm bảo khi các em học xong TT15 vẫn có cửa ngõ để tiếp tục học theo TT12 và tham gia thi tốt nghiệp THPT. Nếu học theo TT15 với chương trình văn hóa 4 môn mà không được “liên thông” lên TT12 là lãng phí”, TS. Phạm Hữu Lộc phân tích. 


Gi thc hành ca hc viên Trưng CĐ Kinh tế – K thut TP.HCM

Tương tự, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, ThS. Phan Thị Lệ Thu cho biết phụ huynh cũng có tâm lý không thoải mái khi con học văn hóa với trung tâm GDTX. Trước đây, trường phối hợp với trung tâm GDTX để đào tạo văn hóa cho học sinh. Năm 2022, trường có khóa đầu tiên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT với tỷ lệ đậu 99,44% (351/356 em). Rõ ràng các em học song song chương trình văn hóa và nghề vẫn đủ thời lượng học tập. Tuy nhiên, việc tích hợp một số kiến thức về nghề vào chương trình văn hóa để các em học sẽ thấy thích thú hơn.

Theo bà Thu, mặc dù cho con đi học nghề nhưng tâm lý phụ huynh vẫn mong muốn con có được bằng THPT. 4 năm trước, trường tuyển 456 em, trong đó chỉ có 91 em có phụ huynh muốn lấy bằng TC, còn lại là muốn có cả hai bằng THPT và bằng TC nghề.

Thông tư 15 quy đnh, mi ngành ngh đào to phi hc 3 môn bt buc và ít nht 1 môn la chn. Các trưng quyết đnh la chn các môn hc đm bo phù hp vi ngành, ngh đào to. Mi môn hc đưc hc trong 3 k.

Hc sinh có đim thi kết thúc môn hc ca tt c các môn theo ngành, ngh đào to đt t 5 đim tr lên đưc cp giy chng nhn đ yêu cu khi lưng kiến thc văn hóa THPT theo ngành, ngh đó. Giy chng nhn do hiu trưng các cơ s GDNN t chc ging dy cp.

Trước những băn khoăn của các trường về dạy văn hóa 4 môn theo TT15, ông Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng TT15 không có gì mới, từ lâu các trường đều được dạy khối lượng kiến thức văn hóa ở TC đối với học sinh sau tốt nghiệp THCS. Đối tượng áp dụng TT15 là các cơ sở GDNN và các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo TC – nghĩa là các trường ĐH được phép đào tạo trình độ TC.

Về đội ngũ giáo viên dạy văn hóa trong trường nghề, ông Nghệ lưu ý không thể lấy giáo viên trình độ TC-CĐ dạy phổ thông mà phải là giáo viên trình độ ĐH. Nếu không có nguồn, hoặc không đủ chuẩn phải mời giáo viên thỉnh giảng. Riêng về số môn văn hóa, ngoài 4 môn theo quy định, các trường có thể khuyến khích các em học thêm các môn khác. Học nhiều môn thì khả năng xét tuyển vào ĐH của các em sẽ cao hơn.

Trn Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)