Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Gỡ nút thắt” hướng nghiệp ở trường phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

Đ án “Giáo dc hưng nghip và đnh hưng phân lung hc sinh trong giáo dc ph thông giai đon 2018-2025” tính đến nay đã đi đưc na chng đưng. Nhìn li chng đưng đã qua, có th thy công tác hưng nghip cho hc sinh ph thông còn gp khá nhiu khó khăn, t nhn thc ca xã hi cho đến k năng ca đi ngũ giáo viên.


ng ti Chương trình giáo dc ph thông 2018, vic t chc đa dng các hot đng tri nghim trong nhà trưng s góp phn hưng nghip cho hc sinh hiu qu

Môn ngh chưa có “ch đng” trong trưng ph thông

Tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), công tác hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Ngoài các tiết học hướng nghiệp, các tiết học nghề, nhà trường còn mở thêm nhiều câu lạc bộ năng khiếu nhằm tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, phát huy khả năng của bản thân, góp phần định hướng ngành nghề. Là người giữ vai trò hướng nghiệp, trực tiếp dạy nghề cho học sinh tại trường, thầy Hoàng Sơn Hải (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, cái khó nhất khi thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh hiện nay đó là thiếu sự chính quy, không có giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề riêng mà giáo viên trong trường phải kiêm nhiệm. “Cũng vì kiêm nhiệm nên đòi hỏi sự tìm tòi, vận động nhiều của giáo viên. Do đó, Hiệu trưởng nhà trường phải tham gia, cùng làm thì các giáo viên khác khi được giao nhiệm vụ mới thực hiện không qua loa”, thầy Hải nói. Theo thầy Hải, nghề là bộ môn giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT từ năm lớp 11 nhưng tại các trường phổ thông hiện nay, giáo viên nghề lại là giáo viên “tay ngang”, không có kiến thức chuyên sâu. Không những thế, rất nhiều trường còn thiếu giáo viên công nghệ, phải phân công giáo viên bộ môn khác dạy nghề. Bên cạnh đó, nhận thức của học sinh về bộ môn nghề không cao khi học chỉ để cộng điểm tốt nghiệp THPT chứ không phải là mục đích hướng nghiệp nên các em học không có sự tập trung và đầu tư.

Theo phân phối chương trình nghề bậc trung học, Bộ GD-ĐT quy định ở bậc THCS học 70 tiết ở lớp 8, THPT học 105 tiết ở lớp 11. Danh mục nghề phổ thông được Bộ GD-ĐT đưa ra bao gồm: làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, điện dân dụng, điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng. Từ danh mục này, nhiều trường còn mở ra thêm nghề mới như nhiếp ảnh, hướng dẫn viên du lịch để thu hút học sinh, song cũng có trường chỉ chọn một vài nghề đưa vào giảng dạy. Đánh giá rất cao vai trò của bộ môn nghề trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ bậc THCS, tuy nhiên, hiệu trưởng một trường THCS ở Q.1 (TP.HCM) cho hay, từ năm học 2019-2020, khi môn nghề không còn được cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thì học sinh “càng ngày càng ít mặn mà trong việc học nghề”. “Nếu như trước đây môn nghề các em học để được cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nên ít nhiều còn cố gắng, thì hiện nay đa phần các em học nghề chỉ để cho… có học. Từ đó dẫn đến hiệu quả học nghề từ THCS không cao”, vị hiệu trưởng này cho biết.

Thực tế, bộ môn nghề được dạy tại các trường THCS còn rất “nghèo nàn”. Quanh đi quẩn lại chỉ thấy có môn tin học, điện dân dụng, thủ công. Ở nhiều trường, do thiếu cơ sở vật chất và giáo viên, học sinh được tổ chức học nghề tại các trung tâm GDNN-GDTX. “Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là một chuyện nhưng điều đáng nói là bộ môn nghề hiện nay dường như chưa có “chỗ đứng” trong trường phổ thông, mặc dù mang danh là bộ môn góp phần hướng nghiệp cho học sinh. Bao nhiêu năm nay, bộ môn nghề trong trường phổ thông vẫn vậy, mặc dù nhu cầu nhân lực xã hội đã thay đổi, quan điểm ngành nghề đã khác và ngay cả cách tiếp cận trong một ngành nghề cũng khác”, vị hiệu trưởng trên chia sẻ.

Giáo viên còn yếu trong khâu tiếp cn hc sinh

Ngoài bộ môn nghề phổ thông, công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố từ các hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ. Tuy nhiên, quan trọng và ảnh hưởng hơn cả đến hiệu quả của công tác này là nhận thức cũng như kỹ năng của giáo viên hướng nghiệp. Từng thực hiện đề tài Đo kỹ năng hướng nghiệp của giáo viên TP.HCM, khảo sát trên 432 giáo viên, TS. Nguyễn Hữu Long (Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân viện miền Nam) chỉ ra rằng, kỹ năng hướng nghiệp của giáo viên hiện nay chưa cao, trong đó kỹ năng tiếp cận, đánh giá năng lực, nhu cầu của học sinh còn yếu. Đây là một trong những nguyên nhân tác động đến hiệu quả hướng nghiệp học sinh trong trường phổ thông. Mặc dù các khảo sát đều cho thấy học sinh đánh giá các kỹ năng tiếp cận học sinh của giáo viên là yếu song trên thực tế, giáo viên lại tự đánh giá các kỹ năng này của bản thân đạt điểm số cao. Vì vậy, đôi khi thầy cô có thể nghĩ mình đã làm tốt, làm hết khả năng nhưng học sinh lại không cho như vậy.

“K năng hưng nghip ca giáo viên hin nay chưa cao, trong đó k năng tiếp cn, đánh giá năng lc, nhu cu ca hc sinh còn yếu”, TS. Nguyn Hu Long (Phó Giám đc Hc vin Thanh thiếu niên Vit Nam, Phân vin min Nam) nói.

Nêu ra ví dụ cụ thể, TS. Long cho hay, đơn giản như việc tổ chức thiết kế câu lạc bộ trong nhà trường để tạo môi trường hướng nghiệp cho học sinh, song tổ chức như thế nào, thiết kế ra sao để hiệu quả thì không hề dễ dàng. Giáo viên hướng nghiệp là người tư vấn trực tiếp cho học sinh lựa chọn ngành nghề, hướng đi, tìm hiểu về bản thân nhưng thực tế giáo viên lại không hề được học về kỹ năng để đánh giá, khám phá bản thân. “Vấn đề này thuộc về câu chuyện tổ chức, đào tạo bồi dưỡng giáo viên hướng nghiệp. Để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả thì giáo viên cần phải được trang bị một cách bài bản, dài hơi hơn với các khóa học nội dung cụ thể, các công cụ chuyên sâu chứ không phải chỉ dừng lại là các khóa tập huấn ngắn hạn. Để làm sao khi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giáo viên không chỉ tư vấn dựa trên yếu tố cảm quan mà còn phải là những câu chuyện thực tiễn cùng với cơ sở lý thuyết”, TS. Long đề xuất.

Trong khi đó, đứng ở góc độ đào tạo, PGS.TS Trần Thị Mai Phương (giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nhận định, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thực chất không phải là những câu chuyện mơ hồ mà là mong mỏi học sinh có gì. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tiền đề thuận lợi góp phần hỗ trợ các nhà trường, thầy cô thực hiện tốt hơn công tác hướng nghiệp học sinh. Để làm tốt hoạt động này thì từng nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường cho học sinh trải nghiệm nghề nghiệp, nhận ra năng lực, phẩm chất học sinh. Không những thế, quan trọng hơn nữa là từ những hoạt động trải nghiệm này còn giúp trang bị cho các em tư duy khởi nghiệp, tư duy làm chủ, tư duy đánh giá nhìn nhận về các ngành nghề trong xã hội.

Đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, TS. Nguyễn Ngọc Huy (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen) khẳng định, không chỉ công tác hướng nghiệp cho học sinh từ phía trường phổ thông cần thay đổi mà từ phía các trường ĐH cũng phải chuyển động trong đào tạo các ngành nghề mới, có như thế mới bắt kịp xu hướng của công nghệ 4.0. Nhìn xa như thế thì có thể thấy rằng công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông hiện nay vẫn còn làm theo kiểu phong trào. Tới đây, với đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông cần phải trang bị cho học sinh kỹ năng nghề, nhận diện các ngành nghề mới, kỹ năng để thích ứng với sự dịch chuyển của ngành nghề đó. Muốn vậy thì các giáo viên hướng nghiệp phải được trang bị kỹ năng, kiến thức hướng nghiệp liên quan đến công nghệ 4.0.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)