Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Gỡ rối những vấn đề “nóng” cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Thạc sĩ Võ Thị Tường Vy trao đổi thêm với các em nữ sinh sau buổi nói chuyện

Khi biết một bạn trai đang có ý định “tấn công” mình, bạn nữ phải làm sao? Một bạn nữ có cảm tình với một bạn nữ khác liệu có mắc bệnh đồng tính? Có nên cho cha mẹ biết sự thật về giới tính của mình?… với sự tham dự của rất đông học sinh và giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố. Đó là những câu hỏi, những thắc mắc của “người trong cuộc” đưa ra trong buổi nói chuyện Nét đẹp học đường do Hội quán các bà mẹ tổ chức tại Trường THPT Marie Curie vừa qua.

GS. Trần Văn Khê và thạc sĩ Võ Thị Tường Vy – Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – đã giúp các em học sinh giải tỏa nỗi băn khoăn, lo lắng về vấn đề giới tính.
1. Mở đầu phần giải đáp câu hỏi liên quan đến đồng tính, một nữ sinh hỏi: “Em thích một bạn nam nhưng bạn ấy có biểu hiện không thích em. Em cảm thấy hụt hẫng vì tình cảm của mình không được đền đáp. Một thời gian sau, em thấy tình cảm ấy dành cho bạn đó đã trở về số 0, và từ đó em lại thích con gái, như vậy giới tính của em có vấn đề gì không?”. Trả lời câu hỏi này, thạc sĩ Võ Thị Tường Vy chia sẻ: “Việc em thích một bạn nam, sau đó lại thích một bạn nữ cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định em mắc bệnh đồng tính luyến ái nữ. Phải cần một vài năm nữa, nếu có thì khuynh hướng thích bạn gái sẽ bộc lộ rõ. Khi ấy, em luôn phản ứng với chuyện “thích con gái” nhưng vẫn cứ theo, dứt không ra thì nói giới tính của mình “có vấn đề” là đủ cơ sở”. Cũng là vấn đề “nóng” trong giới trẻ hiện nay, một em nữ sinh khác muốn được chuyên gia giải đáp thắc mắc mà lâu nay nó khiến em không thể tập trung vào việc học: Em chỉ thích người con gái đó, còn với những bạn gái khác thì không, vậy em có phải là les (lesbian – đồng tính luyến ái nữ)? Trường hợp này, thạc sĩ Võ Thị Tường Vy giải thích:Cho dù đối diện với người con gái đó, ở bất kỳ không gian nào, hoàn cảnh nào em cũng có rung cảm, có xao xuyến và rung cảm ấy ổn định hay em có mắc cỡ trước một bạn trai thì vẫn chưa đủ để nói rằng mình đã mắc bệnh. Rung cảm đó ổn định trong suốt một năm thì đó là khoảng thời gian quá ngắn, phải đợi đến 3-4 năm nữa khuynh hướng ấy mới bộc lộ. Lúc đó mới đủ cơ sở là mình mắc bệnh. Tuy nhiên, điều cần thiết trong thời gian này em thử làm những bài trắc nghiệm đơn giản về bản thân, ví dụ: xem lại cách ăn mặc của mình (kiểu dáng, màu sắc, loại trang phục…) và sở thích. Nếu chỉ là vì thần tượng một ai đó hay sống theo trào lưu nào đó thì có thể điều chỉnh lối sống kịp thời.
2. Một học sinh nam (học lớp 11) lo lắng vì sắp mất một tình bạn đẹp. Em cho biết rất quý một người bạn trai (bạn này được xác định là gay và gia đình đã biết chuyện này). Bạn ấy cũng rất quý em nhưng mỗi cuối tuần, gia đình không cho bạn ấy đi chơi với em. Vì vậy, em có cảm giác sắp mất đi một người bạn đúng nghĩa. Ở tình huống này, GS. Trần Văn Khê phân tích: Em hình dung xem vì lý do gì mà cha mẹ bạn ấy không cho đi chơi với em. Em phải tìm cách để chứng minh cho cha mẹ bạn ấy thấy rằng, đi chơi với em sẽ không là nỗi lo cho gia đình. Dù bạn ấy là gay, song gay không phải là xấu…
Trong khi đó, một nữ sinh rất bối rối vì đã gặp tình huống như sau: Hôm ấy ở góc sân trường thì có một bạn trai đứng bên cạnh nhìn chằm chằm, em có cảm giác bạn ấy đang muốn “tấn công” em. Cũng may ngay lúc đó, một nhóm bạn khác đến chứ nếu không… Gặp tình huống này mình phải làm sao? Thạc sĩ Võ Thị Tường Vy phân tích: Như cách nói của em thì tôi hiểu rằng bản năng ham muốn tình dục trong người con trai kia trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Và nếu lúc ấy (chỉ có hai người), em không khéo léo trong phản xạ (hoặc thiếu kỹ năng phản xạ) thì sẽ xảy đến những chuyện không hay. Theo thạc sĩ Tường Vy, gặp tình huống này các bạn gái cần bình tĩnh, không nên bỏ chạy hoặc la toáng lên… làm vậy đồng nghĩa với việc bạn đã đẩy sự ham muốn kia càng lên cao. Nhiệm vụ của bạn gái lúc đó là nhỏ nhẹ nhờ bạn trai làm một việc gì đó (chuyển chậu kiểng hay chiếc ghế đá sang vị trí khác chẳng hạn). Việc làm này nhằm mục đích chuyển hoạt động trí óc của người con trai sang hoạt động thể chất. Khi ấy người con trai dồn hết sức lực để chuyển chậu kiểng, đầu óc và sức lực không còn nghĩ đến chuyện đó. Và lời khuyên dành cho các bạn trai, nếu đầu óc bạn nghĩ đến “chuyện người lớn” thì có thể kiềm chế cảm xúc bằng cách chạy bộ đến khi nào đổ mồ hôi mới thôi.
3. Tại buổi nói chuyện, có rất nhiều câu hỏi và tình huống là nỗi niềm mà các em học sinh chưa biết tỏ cùng ai, kể cả các bậc phụ huynh thường xuyên gần gũi con cái. GS. Trần Văn Khê cho rằng, ở lứa tuổi THCS, các em cần có người bầu bạn. Người đó phải được các em tin tưởng và yêu mến để các em có thể gửi gắm nỗi niềm, những chuyện khó nói của tuổi mới lớn. Nó không chỉ đơn giản là thỏa mãn trí tò mò, muốn khám phá thế giới tuổi mới lớn một cách khoa học mà qua đó cho thấy các em cần phải có một kỹ năng mềm, kỹ năng đối phó, kỹ năng ứng xử, phản xạ… với những gì đang diễn ra quanh mình.n
Duyên Anh

Một số ý kiến cho rằng, đồng tính nam, nữ là vấn đề nhạy cảm không nên “mổ xẻ” trong nhà trường vào thời điểm này. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý và nhà nghiên cứu giáo dục, cần phải tạo điều kiện cho người “trong cuộc” thấy được mình còn có sự cảm thông, từ đó vượt qua mặc cảm, xóa tự ti.

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)