Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Gỡ “thẻ vàng” EC – Trách nhiệm không của riêng ai

Tạp Chí Giáo Dục

Đ sm g “th vàng” ca y ban Châu Âu (EC) đi vi ngành thy sn, thi gian qua cùng vi chính quyn, các ban ngành liên quan, ngư dân Đà Nng nói riêng và Vit Nam nói chung đã tích cc phi hp, tuân th đúng quy đnh v khai thác thy sn trên bin. Đây là trách nhim chung ca mi ngư dân, chính quyn đa phương và c cng đng quc tế.


Ngư dân Đà Nng đã tích cc phi hp, tuân th đúng quy đnh v khai thác thy sn trên bin

N lc đáng ghi nhn ca ngư dân Đà Nng

Theo số liệu thống kê, hiện TP.Đà Nẵng có 1.192 tàu cá đang khai thác đánh bắt hải sản ở ven bờ, vùng lộng và vùng khơi. Trong số đó, có 595 tàu cá khai thác vùng khơi đã hoàn thành thiết bị giám sát hành trình. Trong năm 2023, lực lượng chức năng xử lý 53 trường hợp tàu thuyền vi phạm với các lỗi vi phạm chủ yếu là không duy trì thiết bị giám sát hành trình, vi phạm khai thác trái vùng, trái tuyến, không tuân thủ chấp hành quy định nội quy cảng cá và một số vi phạm khác liên quan đến nhật ký khai thác. Điều đáng ghi nhận là từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá vi phạm khai thác tại vùng biển nước ngoài, bị bắt giữ, xử lý.

Ông Trần Chí Cường – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, thành phố đã tập trung thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, như: đóng mới tàu cá, chi phí nhiên liệu, bảo hiểm thân tàu, thuyền viên, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm, hỗ trợ thiết bị thông tin liên lạc, giám sát hành trình… Cùng với đó, các ban ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ nhật kí tàu xuất và cập bến để tuyên truyền, nhắc nhở cũng như có hình thức xử lý kịp thời giúp ngư dân khai thác đúng tuyến, đúng luật. “Để hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, tuân thủ đúng quy định đánh bắt hải sản nhằm chung tay cùng ngư dân cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC, thời gian tới thành phố sẽ thực hiện chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 và kế hoạch phòng, chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định – PV) tại thành phố giai đoạn 2023-2025. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản. Đồng thời nghiên cứu xây dựng và phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị của sản phẩm và lợi nhuận cho ngư dân”, ông Cường nói.

Phát trin thy sn có trách nhim

Ông Dương Văn Cưng, Phó Cc trưng Cc Kim ngư Vit Nam cho rng, khai thác IUU là mi nguy, thách thc ln nht đe da s phát trin ca ngành thy sn và là mi quan tâm chung ca các quc gia có bin. Hin Vit Nam đang n lc chng khai thác IUU, gn đây nht là Ch th 32 ca Ban Bí thư và Kế hoch s 52 ca Chính ph v trin khai Ch th 32.

Việt Nam xác định phát triển nghề cá bền vững là căn cốt để giải quyết vấn đề khai thác IUU. Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và đang triển khai đồng bộ chiến lược, các đề án phát triển trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng xây dựng và ngành thủy sản bền vững, có trách nhiệm. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng phát triển ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ với các mục tiêu và giải pháp cụ thể trong toàn hệ thống từ Trung ương đến địa phương, nhất là các địa phương ven biển với sự chỉ đạo tích cực từ các cấp chính quyền, đoàn thể, cộng đồng ngư dân… đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đã xây dựng được khung pháp lý toàn diện đầy đủ về quản lý nghề cá có trách nhiệm và chống khai thác IUU theo chuẩn mực quốc tế về trách nhiệm của quốc gia ven biển, quốc gia có cảng; Công tác quản lý tàu cá đã chuyển biến rõ rệt, đến nay đã xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tàu cá, kết nối từ Trung ương đến địa phương, tài khoản cơ sở dữ liệu được cung cấp cho các lực lượng thực thi pháp luật và các cơ quan quản lý cảng để kiểm soát hoạt động tàu cá. Trên 97,65% tàu cá hoạt động vùng khơi (có chiều dài 15m trở lên) đã được lắp thiết bị giám sát hành trình VMS; công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản đã được thực hiện và kiểm soát theo chuỗi từ khâu kiểm soát sản lượng qua cảng đến cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến. Đồng thời, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ Trung ương đến địa phương, các lực lượng thực thi pháp luật như bộ đội biên phòng và cảnh sát biển nhằm tạo dữ liệu tổng hợp phục vụ cho công tác thực thi pháp luật. Các tàu vi phạm vùng biển nước ngoài  từ năm 2015 đến nay giảm rõ rệt.


T năm 2007 đến nay, Đà Nng không có tàu cá vi phm đánh b vùng bin nưc ngoài b x lý

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng nhìn nhận, khai thác cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Hàng năm, sản lượng khai thác từ IUU lên đến 20 triệu tấn, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của ngư dân, đặc biệt là cộng đồng ngư dân ven biển, làm tăng thêm tình trạng mất an ninh lương thực ở phạm vi quốc gia, toàn cầu. “Việc chống khai thác IUU rất cần sự chung tay và nỗ lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ giữa các lực lượng thực thi pháp luật trong khu vực”, ông Trần Chí Cường nhấn mạnh.

Tại hội thảo khu vực về chống khai thác IUU do Hoa Kỳ phối hợp với Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 4-2024 tại Đà Nẵng, ông Ryan McKean, Giám đốc phụ trách Cục Phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nhấn mạnh, chống IUU không chỉ là trách nhiệm của một quốc gia riêng lẻ, mà là thách thức chung của toàn cầu. Tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin là cần thiết để chống IUU hiệu quả và đảm bảo nguồn lợi thủy sản bền vững.

Phan L

Bình luận (0)