Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Góc học tập dưới mái nhà sàn

Tạp Chí Giáo Dục

Hai năm tr li đây, cùng vi s đng hành ca T chc Plan Vit Nam, dưi nhng mái nhà sàn ca đng bào min núi hai huyn Đakrông và Hưng Hóa (tnh Qung Tr) là nhng góc hc tp dành cho con tr đưc sáng đèn. Hành trình đến trưng, hưng v phía tương lai ca con em đng bào thiu s bt gp ghnh hơn nh s đi thay t nhn thc ca ngưi dân…


Góc hc tp không ch to cm hng hc bài  nhà mà còn to s gn kết gia ph huynh vi hc sinh

Hc sinh hào hng vi góc hc tp mi

Nhắc đến những bản làng vùng cao thuộc huyện Đakrông và Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), nhiều người hình dung đến những “bước chân gọi chữ” của các thầy cô giáo vào cuối mỗi mùa hè, trước khi năm học mới sắp bắt đầu. Thậm chí đâu đó, ở các bản làng xa xôi, giáo viên còn gọi học trò đến lớp mỗi sáng đầu tuần. Chuyện sắp xếp một góc học tập ở nhà gần như là điều không mấy ai nghĩ đến. Phần vì trẻ ham chơi, số khác bận rộn phụ giúp cha mẹ mưu sinh trên nương rẫy, suối khe, phụ huynh lại bận rộn với làm lụng để đảm bảo bữa ăn hàng ngày cho gia đình mà quên đi việc chăm chút học hành cho con cái. Nhưng đó là chuyện của nhiều năm về trước!

Hai năm trở lại đây, với sáng kiến hỗ trợ góc học tập cho trẻ tại nhà của Tổ chức Plan Việt Nam thực hiện tại 15 xã ở hai địa phương trên đã tạo điều kiện cho trẻ có góc học tập phù hợp tại nhà từ đó tạo thói quen học tập tích cực, nâng cao chất lượng. Hơn thế, sáng kiến này đã giúp nâng cao nhận thức và khuyến khích sự hỗ trợ của cha mẹ đối với việc học tập của con cái.

Sau mỗi bữa cơm tối, em Hồ Thị Viết Định, học sinh lớp 4C, Trường TH và THCS Tà Rụt (huyện Đakrông) luôn  chủ động đến góc học tập ở chính giữa căn nhà sàn để tự rèn luyện thêm bài tập môn toán. Thấy Định chăm chú học, các thành viên trong gia đình luôn giữ ý đi nhẹ nói khẽ để em có thể tập trung học bài. Những lúc rảnh rỗi, bà Tâm – mẹ của Định cùng ngồi bên cạnh, cùng con đánh vần các bài đọc tiếng Việt và nhẩm làm toán. Thi thoảng hai mẹ con cùng nở nụ cười thật tươi khi hoàn thành một bài tập khó.

Cũng như nhiều gia đình Vân Kiều ở Tà Rụt, căn nhà sàn của gia đình Định có 3 gian, hai đầu là phòng ngủ, gian chính giữa làm phòng khách. Tại phòng khách này, bà Tâm đã dành không gian thoáng và sáng nhất để bố trí một giá sách và chiếc bàn học nhỏ sát vách nhà. Trên vách gỗ là thời khóa biểu, một số bức tranh do Định tự vẽ về những ước mơ của mình. “Góc học tập đã giúp em học được nhiều điều tốt và mới mẻ hơn. Nhờ có góc học tập nên giúp em sắp xếp sách vở gọn gàng. Mỗi khi đi học về em thường lấy sách ở góc học tập để đọc. Em cũng mời các bạn đến nhà để cùng học bài và đọc sách. Trước đây khi em chưa có góc học tập thì các bạn trong xóm thường hay đi chơi, đi tắm suối. Từ ngày cháu có góc học tập, các bạn thường đến đây cùng học và đọc sách với nhau rất vui”, Định nói. 


Góc hc tp đã góp phn to đng lc cho hc trò min núi hc tp

Ngồi cạnh con, chị Hồ Thị Tâm vui vẻ nói thêm: “Từ khi có góc học tập này, cháu học tốt hơn, tập trung hơn, có trách nhiệm hơn so với lúc chưa có góc học tập. Tôi nghĩ, các phụ huynh nên dành một chỗ trong nhà làm góc học tập để các con học tập tiến bộ hơn. Chúng ta cũng nên quan tâm đến con cái, luôn cố gắng nhiều thời gian nhất cho các con của mình”.

Còn với Hồ Tô Nam Anh, học sinh lớp 5C, học sinh Trường TH và THCS Tà Rụt, góc học tập mang lại cho em cảm giác thật thoải mái và có thêm động lực học tập. “Góc học tập này do bố em làm giúp, có đủ không gian để sách, vở và bút, thước nên mỗi lần soạn cặp sách đến trường không mất nhiều thời gian. Mỗi lần ngồi vào góc học tập này, em rất thích thú. Em thường hoàn thành các bài tập rất nhanh và dành thêm thời gian để đọc sách. Trước đây, phải nằm trên sàn nhà làm bài tập nên em thấy mỏi tay và nhanh chán”.

Cn nhân rng đến mi bn làng

Cô giáo Hồ Thị Khánh Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 5C, Trường TH và THCS Tà Rụt chia sẻ: “Học sinh ở miền núi thường ít nhận được sự quan tâm từ phụ huynh nên việc có một góc học tập cho các em là cả một quá trình dài. Mặt khác, không gian nhà sàn của bà con thường khá nhỏ và hẹp cho nên để bố trí góc học tập cũng rất khó. Tôi cũng mong muốn sẽ có nhiều mạnh thường quân quan tâm tạo cho các em không gian học tập riêng”. 

Thầy Nguyễn Trung Hữu – Hiệu trưởng Trường TH và THCS Tà Rụt, hiện trường có 625 học sinh với trên 80% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều gia đình vẫn chưa có nhà ở kiên cố, trên 50% gia đình thuộc nghèo nên nhiều em không thể có góc học tập. Trong hai năm qua, Tổ chức Plan kết hợp hội phụ nữ, nhà trường đã tặng góc học tập và vận động phụ huynh nên đến nay đã khoảng 20% học sinh của nhà trường đã có góc học tập. “Việc có góc học tập cho học sinh là điều rất quan trọng. Ngoài việc nâng cao nhận thức của cha mẹ đối với con cái trong học tập, còn giúp cho các cháu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình và nâng cao nhận thức chung của xã hội, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao”, thầy Hữu nói. 

Theo khảo sát của Tổ chức Plan tại Quảng Trị, hiện trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông có hơn 90% gia đình không có góc học tập cho trẻ. Bên cạnh điều kiện kinh tế, nhà ở khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là các bậc cha mẹ chưa nhận thức được sự cần thiết phải có góc học tập tại nhà cho con em mình. Từ năm 2023 đến nay, dự án của Plan hỗ trợ tại 15 xã của hai huyện với hơn 1.100 góc học tập. Ban đầu, dự án chỉ hỗ trợ bàn học, sau này hỗ trợ thêm giá sách, đèn…, hướng dẫn phụ huynh xây dựng góc học tập cho con, có bàn học, có không gian, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ mỗi khi học bài. Góc học tập phù hợp tạo thói quen học tập tích cực, nâng cao chất lượng học tập cho con em. Bên cạnh đó là các bậc phụ huynh dần có nhận thức tốt hơn, tự lan tỏa và nhân rộng về việc xây dựng góc học tập tại các địa phương miền núi đang ngày càng chuyển biến tích cực.

Phan L

Bình luận (0)