Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Góc nhà tụi mình” của đôi bạn trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong khi nhiu bn bè cùng trang la chn con đưng khi nghip theo xu thế nhu cu th trưng hin đi thì hai bn tr Võ Lê Huy Hùng và Nguyn Th Ái Tm Đà Nng li “tình nguyn” đi ngưc trào lưu, m quán trà truyn thng gia lòng thành ph, đi tưng thưng thc là các bn tr đ gi li mt nét văn hóa truyn thng c xưa!

Võ Lê Huy Hùng và Nguyn Th Ái Tm bên quán trà “Góc nhà ti mình”

Đi ngưc trào lưu

“Góc nhà tụi mình” – tên gọi thân thương của quán trà nằm sâu trong con hẻm nhỏ, đường Trần Phú (quận Hải Châu, Đà Nẵng). Ở đó, sự ồn ả của phố xá, của nhịp sống hiện đại dường như bị đẩy lùi đâu đó rất xa xôi. Đôi bạn Tầm và Hùng đãi khách bằng tách trà Ô Long sữa thơm lừng.

Tầm bảo, trong khi khắp nơi đang phát triển trào lưu trà sữa, quán cà phê theo phong cách ngoại nhập để thu hút người trẻ thì Tầm và Hùng lại đi ngược lại những điều ấy cốt để giữ gìn nét văn hóa truyền thống lâu đời. Khó và khổ là những thứ đầu tiên hai bạn gặp phải khi quyết định hướng đi này. Cô gái đến từ miền đất võ Bình Định, Nguyễn Thị Ái Tầm từng tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, còn Võ Lê Huy Hùng đã tốt nghiệp ĐH, ngành CNTT. Cả hai đều có việc làm ổn định. “Trà đến với bọn em là duyên”, Hùng nói. Ngày còn đi làm việc công sở, Hùng và Tầm từng có một bàn trà nhỏ, mỗi cuối tuần họ lại mời nhóm bạn thân quây quần bên tách trà để chuyện trò, chia sẻ.

Năm 2016, ngày Hùng và Tầm quyết định rời bỏ công việc để chuyên tâm xây góc nhỏ cho trà, người thân của hai bạn đều lo lắng, người quen lắc đầu không hiểu vì sao hai bạn trẻ lại từ bỏ công việc tốt để đi bán… trà! Đã bán trà lại bán cho đối tượng người trẻ. Khó và khổ vậy nhưng cả hai đều đam mê. Tầm thú nhận: “Suốt 3 tháng đầu tiên, quán trà của bọn em chỉ có bạn bè lui tới. Để có nhiều bạn trẻ đến, hai đứa phải trò chuyện về trà thật nhiều cho các bạn trẻ, từ đó những câu chuyện về văn hóa trà Việt dần dần lan tỏa, có nhiều người tìm đến với Góc nhà tụi mình hơn”.

Để có được nguồn trà cũng như các câu chuyện về trà đủ hấp dẫn đến với khách thưởng thức trà, Tầm và Hùng dành hết những đồng tiền chắt bóp được sau bao năm đi làm, vay mượn thêm bạn bè rồi sắp xếp thời gian cùng nhau tìm đến những vùng trồng trà, chè trong cả nước. Từ Tây Nguyên cho đến những vùng núi cao miền Bắc, nơi nào có người dân trồng trà, chè, hai bạn đều tìm đến “ăn dầm ở dề” tìm hiểu về cách thức trồng, hái và sao trà, tìm hiểu thêm về nguồn gốc từng loại trà. Đối với mỗi loại, cả hai đều chọn mua về pha thử, sau đó chọn lấy loại ngon nhất để giới thiệu đến khách.

“Đánh thc” văn hóa trà Vit trong gii tr

Cũng chính trong những chuyến đi như thế, tận mắt nhìn thấy nhọc nhằn của người làm ra trà, từ việc leo lên những ngọn núi cao hàng ngàn mét để hái những búp trà đẫm sương sớm cho đến công đoạn sao trà bằng đôi tay trần trên chảo nóng để cảm nhận độ khô của trà. Nhưng đổi lại, bà con nông dân luôn là người yếm thế khi bị thương lái ép giá. Tầm và Hùng càng thương bà con nông dân hơn và quyết tâm thực hiện ý tưởng “đánh thức” văn hóa trà Việt trong giới trẻ, đưa văn hóa cũ trở về.

“Góc nhà ti mình không ch đem đến nhng m trà ngon cho thc khách thưng thc mà còn mang đến nhng giá tr văn hóa cho h. Vi khách quc tế thì trà là th ti em bán đi nhưng văn hóa ca mình li là điu mà ngưi ta mang v và lan ta”, Hùng bc bch.

Tầm bấm đốt ngón tay, hiện “Góc nhà tụi mình” có 4 dòng trà với khoảng hơn 40 loại trà khác nhau. Trong đó có rất nhiều dòng trà ngon, tốt cho sức khỏe như trà bạc hà (Sa Pa), trà Shan Tuyết (Hà Giang), trà Ô Long sữa (Bảo Lộc), trà Trung Mang (Đông Giang), các loại trà thảo mộc, thực dưỡng… Vượt ra ngoài khuôn khổ của một góc nhỏ, Tầm và Hùng vừa mở thêm một góc nhỏ khác ở đường Thanh Long với không gian khá yên bình vào khoảng 2 tháng trước. Hùng nói, về lâu dài, hai bạn nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu trà Việt để giới thiệu đến bạn bè quốc tế. Điều mà hai năm qua, góc trà nhỏ của hai bạn đã giới thiệu rất nhiều đến du khách quốc tế. “Có nhiều bạn trẻ nước ngoài đến Đà Nẵng du lịch 6 ngày thì có đến 5 ngày họ ghé lại Góc nhà tụi mình. Họ thật sự thích trà của tụi em. Sự hứng thú của khách quốc tế là động lực để tụi em tiếp tục phấn đấu tìm đường đi lâu dài và bền vững hơn cho trà Việt”, Hùng chia sẻ.

Hai năm chưa đủ dài để hòa vốn những gì Tầm và Hùng bỏ ra. Như Hùng nói, nếu làm kinh tế, người ta sẽ không nghĩ đến cách chọn trà làm hướng đi. Khi đến với trà như một cơ duyên, cả hai đều xác định đặt những bước chân trên con đường nhiều chông gai, chưa có lối mòn và phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng niềm vui họ nhận được sau tất cả đam mê đó là dần dần hình thành nên văn hóa trà trong giới trẻ người Việt.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)