Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Gói ghém để có Tết

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tết Nhâm Dn 2022 là mt cái Tết không trn vn vi rt nhiu ngưi sau biến c dch Covid-19. Trong s đó, công nhân, lao đng xa nhà cuc sng cơm áo đã vt v li càng vt v hơn khi Tết đang cn k.


Ngưi lao đng mua sm ti Phiên ch công nhân năm 2020 ti Khu chế xut Tân Thun

Li Tết xa nhà

Với chị Nguyễn Thị Thu Giang (sinh 1981, công nhân may mặc tại quận 7) đã nhiều năm rồi không có khái niệm Tết và niềm mong mỏi lớn nhất của chị trong năm nay là được về quê đón Tết cùng gia đình. 7 năm chưa có chuyến về thăm nhà là quãng thời gian khá dài, nhất là người lao động vì hoàn cảnh phải gửi con cái cho ông bà chăm sóc. TP.HCM – Quảng Bình, quảng đường chỉ hơn 1.000km nhưng mỗi năm càng cảm thấy xa hơn sau khi chị Giang được bác sĩ cho biết mình mắc căn bệnh hiểm nghèo. Nhận hung tin chưa đầy tuần cũng là lúc người chồng cùng quê rời khỏi phòng trọ và bặt tin cho đến nay.

“Tháng nào hàng nhiều, làm tăng ca và cả thứ bảy, chủ nhật thì tổng thu nhập cũng chỉ tròm trèm 8 triệu đồng. Nếu không bệnh đau, không gián đoạn công việc thì khoản tiền này cũng đủ xoay sở tiền trọ, gửi tiền cho ông bà nuôi cháu ở quê nhưng… Dự tính năm nay về thăm cha mẹ và hai con nhưng còn phải gom góp, vay mượn cho đợt xạ trị vào đầu năm 2022. Thôi thì thêm một cái Tết nữa ở thành phố, gói ghém để gia đình ngoài quê có Tết”, chị Giang nghẹn ngào.

May mắn hơn, chị Lê Thị Tuyền (quê Thừa Thiên – Huế), bạn cùng dãy trọ với chị Giang cho biết, thường cứ hai năm là về quê đón Tết cùng gia đình. Lần về được công ty tặng vé xe nên cũng không lo lắng nhiều, chỉ sợ cuối năm dịch bùng phát nữa, việc đi lại khó khăn hơn.

“Năm nào ở lại cũng được công ty tổ chức nhiều hoạt động đón Tết, xa nhà, xa người thân nhưng cũng cảm thấy ấm cúng vì được đồng nghiệp quan tâm, Công đoàn chăm lo từ vật chất đến tinh thần, dù không nhiều nhưng đây là nguồn động viên, khích lệ công nhân, người lao động yên tâm làm việc”, chị Tuyền nói.

Chị Nguyễn Thị Bé, công nhân đóng gói sản phẩm tại một công ty chế biến thực phẩm cho biết, những ngày cuối năm thấy mọi người rộn ràng mua sắm, gửi quà về quê cho gia đình, bản thân mình cũng tủi lắm. Thèm không khí Tết bên gia đình nhưng vì hoàn cảnh phải đành chịu.


Ch
 Nguyn Th Phương mang chiếc tivi tìm nơi sa đ có cái gii trí ngày Tế phòng tr

Chị Bé tâm sự: “Tôi người Quảng Bình, sau gần 10 năm làm công nhân ở Cần Giờ thì lập gia đình. 5 năm vợ chồng tôi chưa về quê, tính nếu không có gì trở ngại thì sang tháng 3-2022, nhân ngày giỗ ông chúng tôi về thăm nhà luôn”.

Hỏi thăm chuẩn bị Tết thế nào, chị Bé cười nói: “Thì Tết năm nào cũng thế, dù nhà trọ chật hẹp nhưng cũng chuẩn bị đòn bánh tét, mứt, hạt dưa trước là cúng ông bà tổ tiên, sau là để có không khí Tết”.

Lao đng t do: Tết càng xa vi vi

Làm việc ở công ty, có chế độ phúc lợi, lương thưởng, được hỗ trợ vé tàu xe đi lại thì chuyện về quê đón Tết cũng không khó mấy nhưng với lao động tự do thì không dễ, nhất là sau nhiều tháng thất nghiệp phải vay mượn tiền người thân, bạn bè để cầm cự.

Một ngày cuối tháng 12, tại trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên có khoảng hơn 100 người đến tìm việc làm Tết. Trong số đó, đa phần là lao động thất nghiệp, bị giảm giờ làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trước đó.

TNG 4.000 PHIU MUA HÀNG CHO NGƯI LAO ĐNG

Đó là một trong những nội dung kế hoạch tổ chức chương trình “Phiên chợ công nhân trực tuyến” và “Ngày hội công nhân – Phiên chợ nghĩa tình” Tết Nhâm Dần 2022 của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Ông Trần Đoàn Trung – Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP cho biết, chương trình nhằm chăm lo hiệu quả hơn về lợi ích vật chất, tinh thần cho công đoàn viên và người lao động, nhất là lao động ngoài khu vực Nhà nước. Qua đó từng bước hỗ trợ công đoàn viên và người lao động vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần đưa hàng Việt Nam có chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Theo đó, Phiên chợ công nhân cấp TP dự kiến tổ chức trong khoảng 15 ngày (từ 12 đến 27-1-2021); Phiên chợ nghĩa tình tại Công đoàn cấp trên cơ sở kéo dài 2-3 ngày (thời gian từ ngày 6 đến 25-1-2021, tức ngày 4 đến 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần). Địa điểm tổ chức tại các nhà văn hóa lao động, doanh nghiệp có đông lao động hoặc các địa điểm thuận lợi khác trên địa bàn tùy tình hình dịch bệnh.

Ở cấp TP, Liên đoàn lao động sẽ trao tặng 4.000 phiếu mua hàng trực tuyến (300 ngàn đồng/phiếu) đến đoàn viên, người lao động gặp khó khăn, bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Ngoài ra, mỗi người lao động tham gia Phiên chợ công nhân trực tuyến sẽ được chăm lo 400 ngàn đồng (bằng phiếu mua hàng) trên website của hệ thống siêu thị Sai Gon Co.op. Ở Công đoàn cấp trên cơ sở, phiên chợ dự kiến tổ chức từ 5-20 gian hàng, gồm những khu vực bán hàng, vui chơi giải trí, tư vấn pháp luật cho người lao động. Hàng hóa phiên chợ là hàng Việt Nam chất lượng cao như thời trang, lương thực thực phẩm, dịch vụ bưu điện, tài chính…

 

Nguyễn Văn Phú (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) cho biết mình có nghề mộc, làm xưởng gần hai năm với đồng lương kha khá nhưng sau đợt dịch thứ 4, hơn 30 công nhân phải nghỉ việc, trong đó có anh. “Cũng có đến hai nơi rồi nhưng chỉ làm thời gian ngắn là nghỉ vì bị ép lương, chủ trả công không xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Lần này tính tìm công việc thời vụ, qua Tết rồi tính”, Phú chia sẻ.

Nhắc chuyện Tết, giọng Phú chùng xuống: “Năm nay, dịch bệnh hoành hành, nhiều gia đình không may mất người thân, cuộc sống đảo lộn… Đến thời điểm này, mình và gia đình an toàn là may mắn lắm, nên chuyện Tết nhứt thôi gác lại, tập trung lo làm kiếm tiền và giữ gìn sức khỏe, ấy cũng là vui rồi”.

Hoàn cảnh hơn, chị Nguyễn Thị Phương (quê Sông Cầu, Phú Yên) mấy tháng dịch bị kẹt lại Sài Gòn, số tiền tiết kiệm ít ỏi cũng không còn nữa. Bán vé số không còn được như trước, ngày nào kiếm 70 ngàn đồng tiền lại đã là may nên không dám nghĩ chuyện về quê vào Tết này. “Thấy người ta nôn nao, mình cũng muốn về quê lắm. Suốt gần 20 năm bán vé số, năm nào cũng về quê đón Tết nhưng có lẽ năm nay phải xa nhà. Mình lớn tuổi rồi lại không chồng con, hơn nữa có về quê cũng phải đóng đủ 1,5 triệu tiền nhà/tháng. Đi ra đi vào có tiết kiệm lắm cũng mất 2 triệu đồng, coi như mình ở lại để lấy tiền đó lì xì cho các cháu ngoài quê”, chị Phương tự trấn an.

Trn Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)