Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Gói hỗ trợ gần 900 tỷ đồng đang tới tay người lao động

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù TP.HCM đang trong nhng ngày thc hin giãn cách theo Ch th 16 ca Thng Chính ph nhưng các qun, huyn vn tích cc đưa gói h tr gn 900 t đng đến vi các đi tưng. Đây là gói h tr an sinh th hai theo Ngh quyết 09 ca HĐND TP.HCM dành cho ngưi dân b nh hưng dch Covid-19. Tc đ chi tr nhanh, kp thi ca các đa phương đã h tr, chia s khó khăn cho ngưi lao đng vưt qua khó khăn mùa dch.


Ngư
i lao đng t do b nh hưng dch Covid-19 đã đưc nhn h tr

Theo ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ an sinh lần hai này nhanh so với tiến độ đề ra, cho thấy tinh thần làm việc trách nhiệm, nhiệt tình từ phía các địa phương.

Những địa phương có tiến độ chi trả gói hỗ trợ sớm và nhanh là Q.12. Thống kê ban đầu quận có gần 4.500 lao động tự do. Sau đó quận liên tục cập nhật bổ sung các lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả đến nay đã hỗ trợ hơn 4.700 người với số tiền hơn 7 tỷ đồng; Q5 thống kê có khoảng 6.300 lao động thuộc diện được hỗ trợ, hiện quận đã hỗ trợ cho khoảng 6.000 lao động với số tiền gần 9 tỷ đồng (đạt 95%). Trong 5 huyện ngoại thành của TP, huyện Cần Giờ có tiến độ thực hiện gói hỗ trợ nhanh nhất, tiền hỗ trợ đã và đang được gửi tới hơn 5.700 người lao động tự do trên địa bàn…

Gói hỗ trợ lần hai có quy mô 886 tỷ đồng, hỗ trợ 6 nhóm đối tượng, bao gồm lao động tự do. Theo thống kê toàn TP có khoảng 230.000 lao động tự do không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng được hưởng trợ cấp lần này với mức 1,5 triệu đồng/người. So với gói hỗ trợ lần thứ nhất, người lao động phải tự làm thủ tục để nhận tiền thì lần này cơ quan quản lý lao động, chính quyền địa phương cơ sở chịu trách nhiệm làm thay. Để hạn chế tối đa chi trả qua các cơ quan hành chính, người lao động được nhận hỗ trợ 1 lần qua tài khoản cá nhân. Trong trường hợp không có tài khoản thì tiếp nhận tiền mặt từ cơ quan hành chính tại địa phương.

Theo kế hoạch đặt ra, trước ngày 15-7 toàn TP sẽ hoàn tất việc hỗ trợ đối với 230.000 người lao động tự do. Trên cơ sở này, trong những ngày qua, bất kể là TP đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, bất kể thứ bảy, chủ nhật, các cán bộ, nhân viên phòng lao động thương binh và xã hội TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện đều cố gắng đẩy mạnh tiến độ thực hiện, việc hỗ trợ diễn ra liên tục các ngày. Các chủ doanh nghiệp cũng tích cực lập danh sách người lao động bị ngừng việc, hoãn việc để địa phương có cơ sở xét duyệt hồ sơ và tiến hành chi trả hỗ trợ.

Cũng theo ông Tấn, qua thống kê, hiện TP có khoảng 33.000 người làm xe ôm truyền thống (không tính xe ôm công nghệ) và khoảng 1.000 người đạp xích lô, chạy xe ba gác. Đây cũng là những đối tượng mất việc, thu nhập thấp hơn tối thiểu, gặp khó khăn trong cuộc sống.

“Họ là người yếu thế, các quận huyện, TP.Thủ Đức nhanh chóng thống kê đầy đủ để có hỗ trợ kịp thời”, ông Tấn yêu cầu.

Theo UBND TP.HCM, cùng với thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của HĐND TP, TP cũng triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Ngoài các nhóm hỗ trợ đã trùng, TP sẽ rà soát, bổ sung để thực hiện hỗ trợ đối với nhóm được quy định trong Nghị quyết 68 mà Nghị quyết 09 chưa quy định. Quá trình triển khai gói hỗ trợ, TP vừa giám sát vừa tăng cường hậu kiểm, xem xét đánh giá hồ sơ mà địa phương, doanh nghiệp thực hiện để đảm bảo gói hỗ trợ đến tay đúng đối tượng.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)