Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Google, Facebook… sẽ thu thuế người tham gia ?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Google sẽ khấu trừ thuế đối với thu nhập của những người sáng tạo nội dung trên YouTube (YouTuber) từ đầu tháng 6 và đây được xem là  giải pháp “chặn” những hành động trốn thuế.
Việc quản lý thu thuế với các cá nhân cũng như các tập đoàn như Facebook, YouTube... vẫn đang là vấn đề lớn của ngành thuế /// ảnh: Độc Lập
Việc quản lý thu thuế với các cá nhân cũng như các tập đoàn như Facebook, YouTube… vẫn đang là vấn đề lớn của ngành thuế. ẢNH: ĐỘC LẬP
Khấu trừ 30% thuế thu nhập cá nhân
Thông báo từ Google – đơn vị sở hữu kênh YouTube – những YouTuber sống bên ngoài nước Mỹ nếu khai báo thông tin thuế trước ngày 31.5 thì sẽ chịu mức thuế 30% cho phần doanh thu đến từ người xem tại Mỹ. Trường hợp không khai báo thông tin thuế thì các YouTuber sẽ bị đánh thuế 24% đối với toàn bộ doanh thu có được từ trên kênh này.
Giải thích cho thông báo trên, YouTube cho hay công ty mẹ là Google có trách nhiệm thu thập thông tin, khấu trừ thuế và báo cáo cho sở thuế vụ theo quy định tại bộ luật Thuế nội địa Mỹ.
Ông Nguyễn Đức Nghĩa phân tích: “Quan trọng nhất, sắp tới các cơ quan quản lý của Việt Nam phải tiến đến việc ký thỏa thuận thu thuế với các nền tảng xuyên biên giới như một số nước đã thực hiện. Từ đó việc quản lý thuế đối với cá nhân có doanh thu từ những hoạt động trên mạng internet sẽ hiệu quả hơn khi các tổ chức sẽ khấu trừ trước khi trả tiền cho cá nhân”.

Xu thế kiếm tiền trên YouTube nói riêng và trên các nền tảng internet như Facebook, App Store… tại Việt Nam cũng đã nở rộ trong những năm gần đây. Thông tin từ Tổng cục Thuế trong năm 2020 cho thấy, chỉ riêng Hà Nội đã có khoảng 18.304 cá nhân, tổ chức đã nhận được tiền từ Google, Facebook, YouTube. Cục Thuế Hà Nội trong 3 năm (2017 – 2019) đã xác định 1.100 cá nhân có thu nhập 4.800 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh phần mềm, xây dựng, cung cấp các trò chơi trên mạng… Trong đó có nhiều cá nhân đã thu nhập hàng trăm tỉ đồng như cuối năm 2020, một cô gái 28 tuổi và nam thanh niên 30 tuổi (cùng ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội) đạt mức thu nhập 330 tỉ đồng và 269 tỉ đồng nhờ sáng tác phần mềm đăng tải trên Google Play, App Store và các ứng dụng khác; với số tiền nộp thuế lần lượt là 23,4 tỉ đồng và 18,1 tỉ đồng. Số thuế mà các cá nhân có thu nhập từ YouTube, Facebook… hiện được Việt Nam thu với tỷ lệ là 7%, khá thấp so với tỷ lệ thu thuế 30% tại Mỹ.

Theo chuyên gia thuế Nguyễn Đức Nghĩa, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật (Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM), việc Google thực hiện thu thuế từ các YouTuber trên doanh thu phát sinh ở Mỹ là giải pháp tối ưu cho cơ quan quản lý thuế. Nhưng để làm được điều này tại Việt Nam thì phía Việt Nam phải có thỏa thuận hỗ trợ với Google nói riêng và các nền tảng xuyên biên giới nói chung. Vì theo luật Quản lý thuế hiện hành của Việt Nam quy định, các tổ chức có chi trả thu nhập cho cá nhân thì phải kê khai, khấu trừ thuế và nộp lại cho nhà nước. Tuy nhiên thời gian qua, các tập đoàn nước ngoài như Google, Facebook không đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Do đó, Nghị định 126/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 5.12.2020 cũng quy định các ngân hàng (NH) có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế.
Đồng quan điểm, TS Châu Huy Quang, Giám đốc điều hành Công ty luật TNHH Rajah & Tann LCT Lawyers, nhấn mạnh việc thu thuế của Google đối với doanh thu phát sinh tại Mỹ, các YouTuber Việt Nam cần tham vấn với cơ quan thuế liên quan để tránh bị đánh thuế hai lần. Phía Bộ Tài chính – Tổng cục Thuế cũng cần sớm có hướng dẫn thống nhất áp dụng việc khấu trừ thuế bên Mỹ vào số thuế phải nộp ở Việt Nam của các YouTuber để khuyến khích cá nhân tự nguyện kê khai nộp thuế đầy đủ. Việc cơ quan thuế phối hợp với NH là một trong những phương cách cần đẩy mạnh để bảo đảm việc thu thuế của người có doanh thu qua mạng.
Siết chặt thu thuế với các nền tảng xuyên biên giới
Bên cạnh việc thu thuế cá nhân có thu nhập từ các nền tảng qua mạng như YouTube, Facebook…, việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) từ các tập đoàn này cũng là câu chuyện “đau đầu” của ngành thuế. Theo Tổng cục Thuế, số thu thuế từ mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, YouTube, Facebook năm 2020 là 1.143 tỉ đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng là 519 tỉ đồng và thuế thu nhập DN là 624 tỉ đồng. Con số này tăng 133 tỉ đồng so với năm 2019 và tăng 1.096,14 tỉ đồng so với năm 2016 (tăng gấp 24,3 lần trong vòng 4 năm qua).
Đối với mô hình này, cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với thu nhập phát sinh thông qua các đối tác hoặc đại lý quảng cáo hoặc các DN mua dịch vụ trực tiếp của các công ty này tại Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, số thuế này có thể rất thấp vì có rất nhiều cá nhân trực tiếp đăng quảng cáo, sử dụng dịch vụ của Google, Facebook, Netflix… nhưng không kê khai. Vì vậy dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý thuế quy định, các nhà cung cấp nước ngoài sẽ được đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử hoặc đăng ký thuế trực tiếp để từ đó có trách nhiệm kê khai và nộp thuế. Dự thảo cũng quy định trách nhiệm của các DN ở Việt Nam có mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài số thuế phải nộp theo quy định. Đối với các cá nhân, nếu ai mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài thì NH thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay. Trường hợp cá nhân có mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài có thanh toán bằng thẻ hoặc các hình thức khác mà NH không thể thực hiện khấu trừ, nộp thay thì NH thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và định kỳ hằng tháng gửi về Tổng cục Thuế.
Theo Mai Phương/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)