Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Góp ý cho Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi): Quan tâm nhiều đến nhà lưu trú công nhân

Tạp Chí Giáo Dục

Chun b ni dung cho k hp th 6, Quc hi khóa XV, đoàn đi biu Quc hi TP.HCM va t chc Hi tho góp ý D án Lut Nhà (sa đi). Ti đây, vn đ đưc nhiu đi biu quan tâm góp ý là nhà lưu trú công nhân. Bi TP.HCM là mt đa phương có rt đông công nhân làm vic ti các khu công nghip, khu chế xut; hu hết nhng công nhân này là dân tnh nên nhu cu v ch rt ln…


Đi din các s ngành góp ý cho Lut Nhà  (sa đi)

Góp ý cho Điều 60 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định về nguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, ông Vũ Anh Dũng – Sở Xây dựng TP – cho rằng cần bổ sung nội dung “Đối với các đô thị đặc biệt, loại 1, UBND TP cấp tỉnh được phân cấp ủy quyền cho UBND cấp huyện đối với các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền được quy định tại luật này”.

Thực tế, TP.HCM đã thực hiện phương thức điều hành này từ nhiều năm qua trong công tác thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và có kết quả tích cực. Đồng thời, Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã cho phép Chủ tịch UBND TP được ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể.

Góp ý cho nhà lưu trú công nhân, đại diện Thanh tra TP cho rằng Điều 92 nêu, quy hoạch bố trí đất phát triển nhà lưu trú công nhân giao thẩm quyền cho UBND TP. Tuy nhiên chưa thấy bắt buộc các khu công nghiệp phải bố trí nhà ở công nhân hay không, bắt đầu từ thời điểm nào.

“Cần có quy định thời gian bắt buộc thực hiện nội dung này và mở rộng thêm loại nhà. Vì nếu chỉ quy định chung cư chung chung sẽ rất khó điều chỉnh sau này”, đại diện Thanh tra TP nói.

Theo ông Phạm Tuấn Anh – Sở Kế hoạch Đầu tư TP, việc nói rõ nhà lưu trú công nhân thuộc loại hình nào để khi tiếp nhận hồ sơ có trình tự giải quyết.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Bích – Phó Trưởng phòng Lao động Tiền lương – Bảo hiểm Xã hội, Sở Lao động Thương binh & Xã hội – nêu ý kiến, hiện TP có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và một khu công nghệ cao với số lao động hơn 333.000 người. Xu hướng phát triển trong thời gian tới các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao là mô hình quản lý kinh tế tập trung, là giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn đầu tư nước ngoài của TP, dự kiến sẽ gia tăng lực lượng lao động vào làm việc. Do đó, cần bố trí các nhà lưu trú cho người lao động trong thiết kế quy hoạch hạ tầng tại đây.

“Việc này không chỉ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đến TP sinh sống và làm việc, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn và an sinh xã hội mà còn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, xã hội và quy định của Bộ luật Lao động; đồng thời giúp ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao thuận lợi trong việc quản lý lực lượng lao động”, bà Bích nói.

Phát biểu kết luận hội thảo, bà Văn Thị Bạch Tuyết – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM – nói: “Quan điểm nhà lưu trú công nhân có khác nhau. Trước kia quy định nhà lưu trú công nhân phải nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhưng hiện nay dự thảo luật chỉ còn nhà trong khu công nghiệp. Như vậy, có nhiều vấn đề đặt ra như: đất trong khu công nghiệp có được làm nhà ở không? Nhà lưu trú có được xem là nhà ở không?…”.

Bà Tuyết cho rằng, nhà lưu trú công nhân phải được xem nhà ở thì mới đảm bảo các quy chuẩn nhà để ở. Còn nếu không xem là nhà ở thì không nhất thiết phải đảm bảo các quy định nhà ở, hoặc phải có văn bản khác quy định rõ “nhà lưu trú công nhân sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu nào? Điều này đòi hỏi trong luật phải có những quy định rõ ràng.

“Đoàn tiếp nhận ý kiến của đại biểu, sẽ có nghiên cứu để tham gia đóng góp trong kỳ họp cho cả 3 dự án Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản”, bà Tuyết nói.

Linh Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)