Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Góp ý cho Luật Bảo hiểm xã hội: Không để người lao động phải thiệt thòi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Gim dn s năm đóng bo him xã hi (BHXH) ti thiu đ đưc hưng chế đ hưu trí; có gii pháp đng b hơn na đ hn chế ti đa rút BHXH 1 ln… là nhng vn đ đưc nhiu đi biu đóng góp ý kiến vào d án Lut BHXH (sa đi) ti phiên hp th 25 ca y ban Thưng v Quc hi (UBTVQH).


Ông Đào Ngc Dung – B trưng B LĐ-TB&XH – phát biu ti phiên hp

Gim s năm đóng bo him xã hi

Tán thành với dự án Luật BHXH (sửa đổi) quy định “số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm giảm xuống 15 năm”, bà Nguyễn Thị Thanh – Trưởng ban Công tác Đại biểu (thuộc UBTVQH) nhấn mạnh, việc quy định giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu xuống 15 năm là phù hợp với Nghị quyết 28 của Trung ương – đó là giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí xuống 15 năm và hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động (NLĐ) cao tuổi có số năm tham gia BHXH thấp hơn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH. Đồng thời tạo cơ hội cho những người tham gia BHXH muộn như 45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia, những người tham gia không liên tục dẫn đến nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng thay vì phải nhận BHXH 1 lần. Với thời gian đóng BHXH tối thiểu 15 năm, mức lương hưu sẽ khiêm tốn hơn những người đóng nhiều hơn 15 năm nhưng có lương hưu hàng tháng ổn định và trong thời gian hưởng lương hưu còn được quỹ BHXH đóng bảo hiểm y tế sẽ góp phần đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho NLĐ khi về già.

Ngoài ra, thống kê của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (LĐ,TB&XH) cho thấy, trong 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014, nếu tiếp tục giữ quy định thời gian đóng tối thiểu là 20 năm để được hưởng lương hưu như hiện hành thì sẽ có khoảng 476.000 người đã tham gia BHXH khó có cơ hội nhận được lương hưu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao việc cân nhắc giảm thời gian NLĐ đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm để được hưởng lương hưu. Trước đây, thời gian đóng quá dài nên nhiều NLĐ rút BHXH 1 lần. Những lúc khó khăn như trong dịch Covid-19, giữa việc phải đóng 20 năm sau mới được hưởng lương hưu với cái trước mắt, đôi khi NLĐ bắt buộc phải chọn cái trước mắt.

Theo Chủ tịch Huệ, Nghị quyết 28 hướng tới lộ trình đóng BHXH 10 năm sẽ được hưởng lương hưu, nhưng cũng có đoạn trung gian là 15 năm. Vì thế, dự án Luật BHXH lựa chọn giảm thời gian đóng từ 20 năm xuống 15 năm là cần thiết để hướng tới mục tiêu sau này là 10 năm.

Đồng tình việc giảm thời hạn đóng BHXH để hưởng lương hưu, ông Phan Văn Anh – Phó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – cho biết, qua khảo sát tổng hợp cho thấy việc này tạo điều kiện để NLĐ hưởng lương hưu sớm hơn trong trường hợp đã đủ tuổi và có thời gian đóng BHXH từ 15 năm trở lên. Tuy nhiên, “đóng 15 năm, mức lương hưu được hưởng là 33,75% nên cần xem xét ở khía cạnh chia sẻ để hỗ trợ với những người nghỉ hưu có thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống”, ông Văn Anh góp ý.

Nhiu ý kiến v điu kin hưng bo him xã hi 1 ln

Bà Nguyễn Thúy Anh – Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội (UBTVQH) – cho biết, dự án luật đang giữ quy định các điều kiện hưởng BHXH 1 lần cơ bản kế thừa Nghị quyết 93/2015/QH13. Đối với trường hợp sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, Chính phủ đề xuất hai phương án. Về vấn đề này, có nhiều loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất lựa chọn phương án 1 – giữ quy định hiện hành đối với NLĐ có thời gian đóng BHXH trước ngày luật này có hiệu lực; Loại ý kiến thứ hai lựa chọn phương án 2 – chỉ giải quyết một phần nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; Loại ý kiến thứ ba chưa đồng ý với cả 2 phương án vì phương án 1 sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa những người tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực, tiềm ẩn gây mất ổn định xã hội, tạo làn sóng ồ ạt rút BHXH 1 lần. Phương án 2 cho rút 50% không hợp lý vì đây là tiền của NLĐ; Loại ý kiến thứ tư đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có chính sách giúp đỡ NLĐ vượt qua khó khăn để giảm thiểu nguy cơ phải hưởng BHXH 1 lần hoặc bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi đối với NLĐ khi bị nghỉ việc hoặc nếu lựa chọn phương án 2 thì cần phải bổ sung quy định chặt chẽ hơn về điều kiện; Loại ý kiến thứ năm đề nghị trong bối cảnh bảo hiểm hưu trí bổ sung chưa phát triển cần nghiên cứu tách quỹ hưu trí bắt buộc thành 2 phần, phần bắt buộc đóng ở mức sàn để bảo đảm an sinh xã hội, phần còn lại của thu nhập. NLĐ không có quyền rút phần bắt buộc nhưng được rút phần còn lại. Cả 2 quỹ này đều do cơ quan BHXH quản lý.

Tạo điều kiện để không ai phải rút bảo hiểm 1 lần

Đối với các điều kiện hưởng BHXH 1 lần, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mỗi phương án theo tờ trình của Chính phủ phân tích có ưu điểm và các mặt khác nhau, trong đó phương án 2 mềm dẻo, hài hòa hơn. Tuy nhiên, nên tích hợp sử dụng mặt tốt nhất của 2 phương án để ra một phương án. Theo đó, đối với những người tham gia sau khi luật có hiệu lực không được rút BHXH 1 lần khi đang trong độ tuổi lao động. Còn với người tham gia trước khi luật sửa đổi có hiệu lực được rút nhưng chỉ rút phần đã đóng, còn một phần vẫn là tích lũy, lưu trong hệ thống bảo hiểm. Việc làm này vừa giúp NLĐ giải quyết khó khăn trước mắt nhưng vẫn lưu lại trong hệ thống, có thể quay trở lại đóng và đảm bảo mạng lưới an sinh xã hội.

Ông Văn Anh góp ý, rút BHXH 1 lần tuy là quyền lợi chính đáng của NLĐ, song xu hướng rút BHXH 1 lần tăng thời gian qua là thực tế đáng lo ngại. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐ mà còn ảnh hưởng tới vấn đề an sinh xã hội. Hai phương án được đưa vào trong dự án luật đều theo hướng hạn chế NLĐ rút BHXH 1 lần, đều có ưu, khuyết điểm. Vì vậy, đề nghị có nhóm giải pháp đồng bộ hơn nữa hỗ trợ NLĐ trong giai đoạn khó khăn trước mắt để đảm bảo cuộc sống như tín dụng ưu đãi, đào tạo, việc làm… Ngoài ra, để khuyến khích NLĐ gắn bó lâu dài với BHXH, giảm tình trạng rút BHXH 1 lần, cần xem xét nâng mức trợ cấp 1 lần cho NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm, tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75%.

Ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH – cho biết, thời gian qua có tới 72% người rút BHXH 1 lần ở khu vực phía Nam, miền Trung và đại bộ phận là công nhân. Nguyên nhân ban đầu là do cuộc sống còn khó khăn. Tuy nhiên, cả 2 phương án cơ quan soạn thảo đưa ra thực sự chưa có phương án tối ưu nhưng ít ra có phương án tạm thời có thể chấp nhận được. Nếu nhìn đúng tinh thần Nghị quyết 28 phải chọn phương án 2. Phương án hài hòa giữa người đóng góp, đang tham gia cũng như người tương lai tham gia. Thế nhưng, phương án 2 lại tiếp tục cho NLĐ sau có khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực được rút, là không trọn vẹn. Vì thế, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp nhằm tiếp tục nghiên cứu, tính toán. Trong đó, có thể xem xét thay thế bằng các cơ chế, chính sách khác để NLĐ không phải rút BHXH 1 lần.

Thùy Linh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)