Sáng 27-12, Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã tổ chức “Hội nghị tập huấn thẩm định chương trình khung dạy nghề năm 2008”
Ông băn khoăn: Nhưng ở đây (dự thảo) thay vào việc tìm chìa khóa, người ta đưa ra những giải pháp lan man chẳng khác nào phải đục tường, trèo cửa sổ mới vào được nhà.
* Để xác định đâu là chiếc chìa khóa thì trước hết phải có định hướng cho những vấn đề, những công việc cần phải làm trên cơ sở khắc phục những bất cập của nền GD hiện tại. Về điều này, quan điểm của PGS thế nào?
– Điều đầu tiên tôi muốn nói đến là sự đầu tư chưa đúng mức cho GD mầm non. GD có nhiều dự án nhưng không hề có một dự án nào cho việc phát triển GD mầm non. Ngay trong dự thảo chiến lược, GD mầm non cũng không được đề cập nhiều và quan trọng là vấn đề được nhắc đến không phải vấn đề có tính chiến lược. Đây là khiếm khuyết cần phải được quan tâm cho giai đoạn GD sắp tới.
Muốn ở tiểu học, trung học, đại học, chất lượng GD tốt thì phải quan tâm đến từ mầm non. Ước tính cả nước có khoảng 5 triệu trẻ em hiện nay trong độ tuổi mầm non thì mới chỉ khoảng 3 triệu trẻ được đến các trường, lớp mầm non, còn 2 triệu trẻ không có chỗ gửi, chỗ học. Dự thảo chiến lược chỉ đặt ra đến năm 2020 có 95% trẻ 5 tuổi được đến trường học mẫu giáo, nhưng tôi cho rằng cần phải mở rộng để trẻ trong độ tuổi lên 3, lên 4 cũng được chăm sóc, GD. Dĩ nhiên đi kèm theo đó là giải pháp có tính chiến lược – chìa khóa chúng ta cần tìm.
Trong việc này tôi cho rằng phát triển mầm non gia đình có thể coi là một giải pháp chiến lược. Nếu chỉ chờ xây trường, xây lớp, tuyển giáo viên thì ngay cả mục tiêu 95% trẻ 5 tuổi được đi học cũng khó thực hiện. Chi phí cho mô hình mầm non gia đình với quy mô 10-15 cháu/lớp rất ít. Thay vào việc đầu tư vài trăm triệu đồng xây trường, lớp thì chỉ cần hỗ trợ khoảng 2 triệu đồng. Điều này rút ra từ chính kinh nghiệm chúng tôi đã làm, đã trải qua.
Bậc học mầm non được quan tâm trong dự thảo chiến lược nhưng nhiều ý kiến mong muốn chú trọng đầu tư hơn nữa. Trong ảnh: HS Trường mầm non 4, Q.3, TP.HCM -Ảnh: H.HG. |
Nên đưa nhiều trẻ mầm non đến trường Khi còn làm việc ở Bộ GD-ĐT tôi có xin được tiền hỗ trợ giáo dục Hải Phòng 100 triệu đồng. Với số tiền đó, người ta định xây hai lớp học cho khoảng 60 trẻ. Nhưng tôi tư vấn nên hỗ trợ mở lớp mầm non gia đình và kết quả có đến 2.000 trẻ lứa tuổi mầm non vào thời đó ở Hải Phòng được đến lớp. Một địa phương khác mới đây chỉ trong một thời gian ngắn đưa được tỉ lệ 30% trẻ 5 tuổi đi học lên trên 90%, khi chúng tôi tìm hiểu cũng được biết nhờ lớp mầm non gia đình. Thay vào việc nhiều lớp trẻ phải đứng ngoài nhà trường vì chưa kịp xây trường, chưa kịp tuyển giáo viên thì sao không hướng đến cách làm này? |
* Còn “chiếc chìa khóa” nào nữa, thưa ông?
– Vấn đề nữa tôi thấy cần đưa vào (dự thảo) và cũng là kiến nghị là cần có một dự án cho nó là việc xóa mù chữ cho người lớn. Bệnh thành tích đã khiến chúng ta đặt ra một mục tiêu hoàn thành xóa mù chữ quá dễ. Cụ thể ở các vùng miền núi, chỉ cần 75% người trong độ tuổi từ 25 trở xuống biết chữ là hoàn thành xóa mù chữ.
Như vậy còn 25% số người trong độ tuổi này cộng với những người trên 25 tuổi – lực lượng tham gia nhiều nhất vào lao động sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội vẫn có thể không biết chữ, chưa kể người tái mù chữ. Điều tra của chúng tôi có những xã vùng khó khăn hiện nay còn đến 60-70% người mù chữ. Hà Nội sau khi mở rộng địa giới cũng còn rất nhiều người lớn mù chữ. Vậy chẳng lẽ đây không phải là việc GD cần cấp thiết giải quyết?
* Nhưng dự thảo chiến lược cũng nói đến việc phát triển các trung tâm học tập cộng đồng, việc này cũng là một định hướng quan trọng nhằm nâng cao dân trí và có thể góp phần giải quyết nạn mù chữ ở người lớn?
– Tôi đồng ý. Nhưng nhìn vào chiến lược, người ta dành cho “trung tâm học tập cộng đồng” có vài dòng. Dự thảo đặt ra mục tiêu năm 2020 có 95% xã có trung tâm học tập cộng đồng, tôi nghĩ riêng mục tiêu này thì quá khiêm tốn. Vì chỉ trong một thời gian ngắn đến thời điểm này cả nước đã có 9.000 trung tâm. Nhưng vấn đề ở chỗ mới chỉ có 1/3 trong số này hoạt động hiệu quả. Chiến lược phát triển GD cần đặt ra vấn đề khác là phát triển chất lượng. Đi kèm đó là một dự án cho trung tâm học tập cộng đồng.
Có dự án người ta mới có thể bàn một cách nghiêm túc đến việc đầu tư thế nào, cần giải pháp cụ thể gì cho mô hình này. Nước ta có 80% dân số nông thôn, trong khi giải pháp chiến lược GD lại gần như không đề cập việc nâng cao dân trí, phổ cập kiến thức cho người dân là việc vô lý. Rõ ràng đây là một thiếu sót của dự thảo chiến lược.
TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện
Theo TTO
Bình luận (0)