Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Góp ý dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo sư Phan Đình Diệu: Đừng quay lưng với những giá trị truyền thống

Với tư cách là chủ nhiệm hội đồng tư vấn khoa học & giáo dục của Mặt trận Tổ quốc VN, GS Phan Đình Diệu là đại diện của một trong bốn nhóm tác giả đang kêu gọi một sự hiệp lực để thực hiện một cuộc cải cách giáo dục (GD) từ năm 2011-2020.  

> Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục năm 2009-2020: Điểm nhấn và giải pháp đột phá

> Đột phá giáo dục ở thế "kiềng 2 chân"

Giáo sư Phan Đình Diệu

Giữa lúc này, bản dự thảo thứ 13 chiến lược phát triển GD do Bộ GD-ĐT độc lập soạn thảo được công bố rộng rãi. Trao đổi với chúng tôi, GS Phan Đình Diệu cho biết:

– Tôi không hiểu tại sao người ta lại công bố một bản chiến lược GD giai đoạn 2009-2020 vào thời điểm này, khi mà chiến lược phát triển GD giai đoạn trước chưa hoàn thành, chưa được nhìn nhận, đánh giá lại. Bên cạnh đó có những bất cập GD khiến nhiều nhà khoa học, nhà GD đang yêu cầu cần một cuộc cải cách mới. Hơn nữa bản dự thảo chiến lược phát triển GD 2009-2020 không đưa ra được định hướng thật sự đổi mới, đó không giống một bản chiến lược, nếu xem đó là bản kế hoạch có bổ sung, điều chỉnh để tiếp tục thực hiện chiến lược đang làm thì đúng hơn.

* Nếu xem sự đổi mới GD phải bắt đầu từ việc xác định lại triết lý GD  để xây dựng chiến lược phát triển mới thì theo GS, có gì bất ổn ở bản dự thảo thứ 13? Đâu là cốt lõi vấn đề mà GD VN cần thay đổi?

–  Quan điểm chỉ đạo phát triển GD tại dự thảo tuy không sai nhưng chung chung khiến những điều đó trở nên sáo rỗng. Đào tạo con người VN “toàn diện”, “tiên tiến”, “hiện đại” là thế nào? Tại sao không đi thẳng vào vấn đề là: dạy cho HS phát triển nhân cách, không quay lưng với những giá trị truyền thống, có năng lực phê phán, năng lực tư duy, sáng tạo để tìm ra con đường giải quyết các vấn đề của cuộc sống?

HS VN hiện nay đang bị nhồi nhét kiến thức, nhưng có nguy cơ xuống cấp về đạo đức, xa rời các giá trị truyền thống, thiếu những năng lực cần thiết để đương đầu với những biến động đầy phức tạp của xã hội hiện đại. Nếu đề cập đến một triết lý GD theo hướng đào tạo nên con người như thế nào để phù hợp với yêu cầu của thời đại thì việc giải quyết các bất cập trên là cần thiết. Một chiến lược hay một cuộc cải cách GD đối với VN cũng nên xem mục tiêu đó là cốt lõi.

 

Giờ chơi với đồ chơi tự làm của HS Trường Mầm non 8 (Q.3, TP.HCM) – Ảnh: P.Đ.

*  Có ý kiến cho rằng “nên dành bậc tiểu học cho VN, còn bậc ĐH cho quốc tế”. Có nghĩa hãy dạy trẻ em VN làm người VN trước khi dạy các em những kiến thức để hội nhập quốc tế, GS nghĩ thế nào về việc này?

 

* Như vậy có nghĩa trong giai đoạn tới, việc cần làm của GD VN là cấu trúc lại toàn bộ chương trình, phương pháp dạy học và đào tạo lại giáo viên (GV)?

– Đúng vậy và việc đầu tiên phải làm ngay là đào tạo GV. GV cần phải có kiến thức, năng lực, phẩm chất đặc biệt và hệ thống đào tạo GV không nên bó gọn trong các trường sư phạm. Trong các nhà trường đào tạo GV phải dạy cho GV tương lai phương pháp dạy học theo quan niệm GD mới:  gợi vấn đề, đưa giả thuyết để định hướng cho HS trong quá trình tư duy…

Chương trình mới phải thiết kế lại và không thể có một bộ SGK chuẩn như hiện nay mà GV, HS  có thể sử dụng nhiều bộ sách, nhiều tài liệu trong quá trình sáng tạo (dạy và học).

– Suy nghĩ có vẻ cực đoan nhưng đúng với thực tế VN hiện nay.  Tôi cho rằng phải thực hiện được việc GD con người từ những bậc học mầm non, tiểu học, phổ thông để mở rộng tâm hồn, cốt cách của con người VN trong thế hệ trẻ.

Nền GD VN hiện tại đã bị bỏ đi rất nhiều những vấn đề mang tính GD truyền thống. Nếu không được sự “bổ túc” từ nền văn hóa gia đình thì trẻ em hiện nay lớn lên sẽ không biết gì đến cội nguồn, những giá trị truyền thống- nền tảng để một con người trưởng thành. 

Bộ GD-ĐT dự kiến trong chiến lược phát triển GD sẽ có chương trình phổ thông mới. Nếu vậy, tôi nghĩ phải đưa vào chương trình  của các bậc học thấp những bài học về văn hóa truyền thống, hãy giảm bớt thời lượng kiến thức khoa học, dành thời gian để dạy HS những bài học về tâm hồn VN, về nhân cách, những kỹ năng ứng xử cần thiết của một xã hội mới.

* Nhưng nếu “hạ tầm” kiến thức phổ thông thì làm thế nào để thanh niên VN có đủ khả năng bước vào các trường ĐH ngang tầm với nước ngoài và có nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu mới?

– Không phải cứ nhồi nhiều kiến thức vào đầu HS là sẽ  tốt, sẽ có được chất lượng GD như mong muốn mà là thay đổi phương pháp giáo dục. Theo quan điểm khoa học mới, những gì các nhà khoa học tìm ra không phải là chân lý, không có những tri thức đúng tuyệt đối, mà lúc này đúng, lúc khác có thể không…Vì vậy, trong GD cũng không nên dạy HS theo cách đưa ra một chân lý, bắt HS phải ghi nhớ mà dạy HS cách để giải quyết những vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

Nói cách khác là dạy để HS phát triển năng lực tư duy, năng  lực cảm thụ, năng lực trực cảm để HS tự mình mở ra con đường giải quyết vấn đề. Điều kiện để HS VN hội nhập quốc tế không phải là lượng bài tập được giải, kiến thức có sẵn được ghi nhớ mà là năng lực để đi tới tri thức. Các nước có nền GD phát triển như Phần Lan, Thụy Điển cũng phải bắt đầu bằng một sự cải cách GD thật sự với việc đổi mới hoàn toàn nội dung, cách dạy học, mục đích GD… và học thành công. Họ kiểm tra chất lượng GD bằng cách yêu cầu HS ứng dụng những hiểu biết có được để giải quyết các tình huống trong cuộc sống, thay vì bằng cách yêu cầu HS giải bài tập, trả lời những câu hỏi ghi nhớ trên giấy. Chúng ta  bắt trẻ học mụ cả người, nhưng khi ra đời thiếu thốn đủ thứ để bước vào cuộc sống.

TRỊNH VĨNH HÀ  ( TTO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)