Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Góp ý Dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Đậu tốt nghiệp hay đậu đại học, đâu là chính đâu là phụ?

Tạp Chí Giáo Dục

D tho phương án thi tt nghip THPT t năm 2025 đưc B GD-ĐT công b mi đây nhm hưng ti k thi tt nghip năm 2025, cũng là đ đánh giá Chương trình giáo dc ph thông 2018 đang trin khai và cun chiếu đến năm 2024.


Hc sinh Trưng THPT Vĩnh Lc B (huyn Bình Chánh) đt câu hi cho chuyên gia trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 15 năm hc 2022-2023 do Tp chí Giáo dc TP.HCM t chc. Ảnh: Hồ Trinh

Dự kiến học sinh học chương trình THPT thi 6 môn, gồm: 4 môn học bắt buộc là ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn học lựa chọn ở bậc THPT (vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Phương án dự thảo này cũng đặt ra câu hỏi liệu có dùng kết quả thi để xét tuyển đại học, cao đẳng hay kỳ thi này trả lại đúng mục đích để đánh giá kết quả quá trình học tập chương trình THPT. Việc tổ chức thi “2 trong 1” tiềm ẩn những áp lực, rủi ro, tiêu cực từ mục tiêu phụ là xét tuyển đại học mà thực tế đã xảy ra. Với dự thảo này cho thấy sẽ “khai tử” phương án thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn như hiện nay. Tuy nhiên, kết quả thi tốt nghiệp vẫn là cơ sở để xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy học của các cơ sở giáo dục phổ thông; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Và có lẽ vẫn tồn tại phương án xét điểm học bạ.

Tôi cho rằng cần dừng ngay việc xét tuyển đại học bằng học bạ. Nó đang “giết chết” môi trường giáo dục, làm triệt tiêu ý chí cầu tiến của học sinh, làm lu mờ đạo đức nghề nghiệp của thầy cô giáo. Sự kỳ vọng giảm áp lực cho học sinh, nhưng vô hình trung lại đặt áp lực lên giáo viên trong vai trò “cầm cân nảy mực”. Đánh giá nghiêm túc thì sợ học sinh bị thiệt thòi nhưng đánh giá “nương tay”, “cải thiện” điểm số là cái đà cho sự chây lười ở học sinh. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đánh giá đúng kết quả học tập, mức độ rèn luyện theo mục tiêu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông, chứ không phải là “làm đẹp” học bạ bằng điểm số “ảo”.

Bộ GD-ĐT cho rằng từ năm 2025 việc tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm đánh giá được năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của chương trình, bảo đảm phân cấp, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng tính chủ động trong dạy học và thi, kiểm tra, đánh giá được các năng lực cốt lõi cơ bản, thiết yếu và năng lực sở trường phù hợp với định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi, ra đề thi, quy định lịch thi chung… Các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thi theo lịch thi chung của Bộ GD-ĐT và xét công nhận tốt nghiệp THPT; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương.

Các trường đại học tự chủ phương thức xét tuyển. Kỳ thi đánh giá năng lực do các trường đại học tổ chức đang thu hút rất nhiều học sinh tham gia để “tranh suất” vào đại học. Tôi không bàn về chất lượng bài thi, phương án tổ chức thi ra sao, nhưng tôi băn khoăn liệu việc thi tuyển đại học trước đợt thi tốt nghiệp THPT có làm ảnh hưởng chất lượng chương trình giáo dục phổ thông hay không? Một thực trạng hiện nay, việc xét tuyển bằng hình thức xét học bạ, xác nhận nhập học của các trường đại học trước ngày thi tốt nghiệp THPT đã gián tiếp “tiếp tay” cho nhiều học sinh học lệch, học vừa đủ đậu, học cầu may, “đánh lụi” khoanh bừa đáp án để chống liệt… cũng là nguyên nhân làm hỏng chương trình giáo dục phổ thông.

Chúng ta đều thấy được ưu, khuyết của từng phương án. Nhưng vấn đề là chỉ nên làm tốt nhất nhiệm vụ chính yếu, không nên ôm đồm nhiều chức năng, sớm có sự điều chỉnh nhằm khắc phục những vấn đề bất cập hiện nay.

Lâm Vũ Công Chính
(Trưng THPT Nguyn Du, Q.10, TP.HCM)

Bình luận (0)