Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ trải nghiệm học đánh vần “lạ” theo Công nghệ Giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Trước những ồn ào tranh cãi về cách đánh vần “lạ” theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Ngô Bảo Châu – cựu học sinh trường Thực nghiệm (Hà Nội) – đã bày tỏ quan điểm của mình.

Ngày 30.8, trên trang Facebook cá nhân, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ: “Xuất phát từ trải nghiệm cá nhân, tôi đảm bảo học theo phương pháp của thầy Đại vẫn biết đánh vần như thường. Tuy nhiên, đôi khi có thể viết sai chính tả (chưa chắc đã do lỗi của phương pháp)”.

 

Sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục

Ý kiến của GS Ngô Bảo Châu về phương án đánh vần “lạ” theo sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được nhiều người quan tâm, vì GS Ngô Bảo Châu nguyên là học sinh bậc Tiểu học tại trường Thực nghiệm Hà Nội do GS Hồ Ngọc Đại sáng lập.

Trong cuốn sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, phương án đánh vần có nhiều khác biệt so với cách đánh vần đã quen thuộc, cụ thể là các chữ cái "K", "Q", "C" trong các tổ hợp vần đều đọc là "Cờ".

Cách đánh vần như trên dẫn đến lo ngại có thể học sinh sẽ viết sai chính tả (vì các em viết theo thói quen, đọc sao viết vậy). 

Trong ý kiến của GS Ngô Bảo Châu, có nội dung nghi ngại về hệ lụy của lối đánh vần “lạ” theo Công nghệ Giáo dục, là có thể dẫn đến viết sai chính tả.

Theo GS. Nguyễn Văn Lợi – nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, việc dùng các khái niệm ngữ âm học dạy trẻ em đánh vần như sách "Công nghệ giáo dục" đẻ ra rất nhiều bất cập. Trước hết, bất cập ngay trong hệ thống khái niệm, thuật ngữ của cách dạy đánh vần theo CNGD.

GS Lợi cho rằng cách dạy đánh vần  như trên làm khó học sinh. 
Trước đó, vào ngày 23.10.2017, trong văn bản thông báo kết quả đánh giá tài liệu “Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục” đến đại biểu quốc hội, Bộ GDĐT cho biết, bên cạnh những ưu điểm, tài liệu nói trên có hạn chế như sau: 

Mục tiêu giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe chưa được thể hiện trong tài liệu. Các hướng dẫn, hoạt động giúp học sinh đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. Vì vậy học sinh có thể đọc thành tiếng văn bản nhưng không hiểu nghĩa.

Tài liệu cũng chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế này thể hiện rõ nhất qua phần ngữ liệu…

QUANG ĐẠI/Lao Động

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)