Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

GS.TS Huỳnh Văn Sơn: Phát triển đa cơ sở để đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành sư phạm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chiến lưc ca Trưng ĐH Sư phm TP.HCM s phát trin đa cơ s, đa phân hiu đ xng đáng vi v trí trng đim quc gia; nht là đào to nhân lc cht lưng cao.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đã thông tin điều này nhân sự kiện Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại tỉnh Gia Lai vừa chính thức được Bộ GD-ĐT cấp phép thành lập.

Duy trì, m rng quy mô đào to đáp ng yêu cu đi mi

Cụ thể, vào ngày 5-9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại tỉnh Gia Lai trên cơ sở Trường CĐ Sư phạm Gia Lai.

Theo quyết định này, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có trách nhiệm báo cáo Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Gia Lai và các bộ, ngành liên quan để tổ chức thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận người học, nhân sự, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất trang thiết bị và hồ sơ tài liệu có liên quan của Trường CĐ Sư phạm Gia Lai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, báo cáo Bộ GD-ĐT về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục để cho phép Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại Gia Lai triển khai hoạt động đào tạo trong thời gian tới.

Nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, Gia Lai là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn thứ hai cả nước. Nói về việc thành lập phân hiệu tại đây, GS.TS Huỳnh Văn Sơn cho rằng trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, vai trò của giáo dục – đào tạo đối với việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội hiện nay là rất lớn.

Việc thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại Gia Lai sẽ góp phần duy trì và mở rộng quy mô đào tạo; đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo cũng như nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung.

“Sự ra đời của Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại Gia Lai là dấu mốc quan trọng của trường trên con đường củng cố vị thế để trở thành ngôi trường trọng điểm đào tạo giáo viên trong cả nước và có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển chung của địa phương. Từ đây, mở ra thêm nhiều cơ hội học tập cho các bạn trẻ có đam mê, khát vọng theo đuổi nghề giáo” – ông Sơn nói.

Ưu tiên đào to nhân lc sư phm cho Tây Nguyên

Chính thức mang tên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vào năm 1976, trường đã trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển. Trong đó, trường trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM vào năm 1995. Đến năm 1999, Chính phủ quyết định tách trường khỏi ĐH Quốc gia TP.HCM để xây dựng trường ĐH sư phạm trọng điểm phía Nam. Đến nay, trường là một trong 22 trường ĐH trọng điểm quốc gia và là một trong 2 trường ĐH sư phạm trọng điểm của cả nước.

Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại tỉnh Gia Lai được thành lập trên cơ sở Trường CĐ Sư phạm Gia Lai

GS.TS Huỳnh Văn Sơn (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khẳng định chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là sẽ phát triển đa cơ sở, đa phân hiệu để xứng đáng với vị trí trọng điểm quốc gia; nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao. Cho nên khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ là nơi mà trường đã có chiến lược phát triển phân hiệu trong 5-10 năm qua.

Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại Gia Lai sẽ thực hiện trách nhiệm đào tạo nhân lực cho tỉnh này cũng như một số tỉnh Tây Nguyên và lân cận. Trong đó, cam kết ưu tiên tối đa đào tạo các ngành sư phạm để đảm bảo đủ giáo viên cho các tỉnh thành khu vực; nhất là giáo viên các môn còn thiếu cũng như có nhu cầu từ bối cảnh chung.

Song song đó, việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân lực khác cũng sẽ được ưu tiên như một nhiệm vụ tối quan trọng. Cụ thể hơn, ông Sơn cho biết, tổng quy mô giai đoạn 2024-2026 dự kiến là 650 sinh viên ĐH và khoảng 200-300 sinh viên CĐ sư phạm mầm non. Sau đó, số sinh viên và số ngành có thể phát triển theo tiến độ, hiệu quả đầu tư cũng như việc định hướng đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Gia Lai lẫn các tỉnh thành ở khu vực Tây Nguyên.

“Quy mô tuyển sinh sẽ được tính toán để tăng đều 5% đến 10% mỗi năm cho giai đoạn 2027-2030. Sau đó, quy mô sẽ dựa trên kết quả dự báo nguồn nhân lực của tỉnh, của khu vực nhất là nhân lực trong giáo dục và các ngành có liên quan” – ông Sơn nhấn mạnh.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)