Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Gửi tấm lòng” đến với thanh niên công nhân

Tạp Chí Giáo Dục

Vi quan nim “sng là cho đâu ch nhn riêng mình”, nhiu thanh niên đã có nhng hành đng rt đáng khen ngi. Nhng vic làm y tưng chng gin đơn nhưng đã tiếp thêm sc mnh, giúp nhng mnh đi nghèo kh, khn khó tiếp tc vươn lên trong cuc sng và nhn ra rng “đi vn còn đp”.

Trong số những người thanh niên ấy không thể không nhắc đến anh Nguyễn Trần Minh Hiếu (cán bộ hỗ trợ đời sống) và chị Nguyễn Thị Thùy Dung (Trưởng phòng Tư vấn đào tạo) của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM.

T “căn phòng mơ ưc”…

Tốt nghiệp bằng thạc sĩ quản lý văn hóa, có khoảng thời gian đi dạy và nghiên cứu nhưng anh Nguyễn Trần Minh Hiếu thấy đa phần chỉ dừng lại ở sách vở trong khi đó bản thân lại muốn làm việc gì đó thực tế hơn để giúp thanh niên công nhân. Từ suy nghĩ đó, đã đưa anh Hiếu đến với công việc hiện tại: “Tuổi trẻ phải sống có ích cho xã hội, dù gặp phải bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống cũng nhất định không được chùn bước, bởi lẽ khó khăn chỉ là nhất thời và tuổi trẻ luôn có những cách giải quyết thông minh và hợp lý”.

Anh Nguyn Trn Minh Hiếu hnh phúc vì giúp ích cho xã hi

Trong vai trò là cán bộ hỗ trợ đời sống, anh Hiếu luôn nhiệt tình với công tác thiện nguyện, luôn nghĩ ra những giải pháp thiết thực để giúp đỡ những người khèo khó. Nhận thấy cuộc sống của thanh niên công nhân còn nhiều khó khăn, phải sống trong những căn nhà tập thể tạm bợ, cũ kỹ lại xuống cấp, từ tháng 10-2018, anh Hiếu đã thực hiện chương trình “Giải pháp sơn mới khu lưu trú văn hóa và căn phòng mơ ước cho thanh niên công nhân”. Để có kinh phí cũng như nguồn tài trợ, anh Hiếu tiến hành thuyết phục các nhà tài trợ và chủ khu lưu trú như về giá cả thuê phòng, tiền điện, nước, vận động họ giảm hoặc miễn phí tiền thuê phòng cho công nhân khó khăn, phát động công nhân tại khu trọ dọn dẹp, hỗ trợ công sức… để làm đẹp cho công trình. Ngoài ra, anh còn vận động các công ty, doanh nghiệp nhờ hỗ trợ nhân lực, nước sơn… Thấy việc làm của anh Hiếu hợp lý và có ý nghĩa nên nhiều người đã góp sức.

Trong dịp Tết Nguyên đán và hè, anh đã hỗ trợ sơn hơn 5 khu lưu trú với gần 400 phòng trọ và nhiều “căn phòng mơ ước”. Trong thời gian một năm triển khai dự án (từ tháng 10-2018 đến tháng 12-2019) tổng khu lưu trú văn hóa được sơn mới là 11, tổng “căn phòng mơ ước” được sơn sửa là 5, tổng “căn phòng mơ ước” được thực hiện là 5 với tổng kinh phí khoảng 282 triệu đồng. Với giải pháp trên, anh đã chăm lo nhà ở cho thanh niên công nhân tại các khu lưu trú văn hóa, huy động được nhiều nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên cống hiến sức trẻ cho xã hội. Anh Hiếu chia sẻ: “Anh em công nhân ai nấy đều cảm thấy hạnh phúc, họ cười nói rôm rả vì mừng như Tết này có nhà mới, nhà đẹp. Rồi chạy loanh quanh đi mượn cái chổi rồi cái búa, cái đinh… để hỗ trợ các tình nguyện viên. Có anh chị còn đi mua nước ngọt, trà đá, bánh ngọt để “đãi chiến sĩ”, đó là cái tình chân chất mà các anh chị dành cho tụi mình”.

… đến dy tin hc, ngoi ng

Ch Nguyn Th Thùy Dung mong mun đưc nhân rng mô hình giúp thanh niên công nhân nâng cao kiến thc tin hc, ngoi ng

Làm việc trong môi trường đặc thù tại Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân, đặc biệt khi ở vị trí Trưởng phòng Tư vấn đào tạo nên chị Nguyễn Thị Thùy Dung rất thấu hiểu những người công nhân. Chị Dung bày tỏ: “Bộ phận công nhân ngày nay có thời gian quá gò bó, hạn hẹp, họ cả ngày vùi người trong công việc, xung quanh là 4 bức tường nhà xưởng, tối lại tăng ca thêm với mong muốn thêm vài đồng gửi về quê nên nhu cầu về giải trí, về tăng cường kỹ năng đối với công nhân trở nên xa xỉ”. Phát huy chuyên môn trong sáng tạo và tổ chức hoạt động đào tạo cho công nhân, chị Dung quyết định thực hiện mô hình “Đem tin học văn phòng đến gần với thanh niên công nhân”. Sáng kiến khi đưa vào thực hiện đã trao tặng 100 suất học bổng tin học văn phòng trị giá 100 triệu đồng cho công nhân khó khăn. Đồng thời, chị cùng đồng nghiệp đã tổ chức 2 lớp tin học văn phòng vào tối hai, tư, sáu và tối ba, năm, bảy từ tháng 8-2018 đến tháng 11-2018. Theo đó, thanh niên công nhân được tham gia lớp học sẽ bắt đầu làm quen, tiếp xúc với máy tính, bàn phím, chuột… Tại đây, các bạn được phổ cập những kiến thức cơ bản về tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint…) truy cập internet, làm quen với công nghệ thông tin cũng như tìm kiếm những thông tin bổ ích trên internet để nâng cao kiến thức xã hội cho bản thân mình. Sau khi học xong những kiến thức tin học căn bản, thanh niên công nhân được ban tổ chức lớp trao giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình học. “Mô hình chỉ mới triển khai được ở khu vực Thủ Đức, mà đối tượng theo học chính là công nhân đang làm việc và sinh sống tại KCX Linh Trung 1 và 2. Trong các năm tiếp theo sẽ cố gắng nhân rộng mô hình để thanh niên công nhân tại các khu vực khác đều có thể tham gia được” – chị Dung cho biết.

Vi s nhit tình y, anh Hiếu và ch Dung vinh d đưc Khi Dân Chính Đng TP.HCM tuyên dương “Cán b, công chc, viên chc tr – gii – thân –  thin” năm 2019.

Ngoài mô hình này, chị Dung còn triển khai nhiều lớp dạy ngoại ngữ miễn phí cho công nhân. “Chúng tôi phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên đã và đang dạy 13 lớp tiếng Anh, tiếng Nhật (mỗi lớp kéo dài từ 2 đến 2,5 tháng) miễn phí cho công nhân KCX Linh Trung 1, 2 (Thủ Đức), KCX Tân Thuận (quận 7)” – chị Dung cho biết.

Nhờ sáng kiến trên, nhiều thanh niên công nhân được cải thiện kiến thức tin học, ngoại ngữ đáng kể. “Để ngày càng cải thiện bản thân, hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các bạn thanh niên công nhân, bản thân tôi luôn tích cực học thêm về chuyên môn, về kỹ năng, về ngoại ngữ, về tư tưởng chính trị… để xứng đáng là một cán bộ gương mẫu” – chị Dung chia sẻ.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Bình luận (0)