Cách đây vài tháng, người có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm thường không mấy đắn đo chọn kỳ hạn vì kỳ hạn ngắn cũng có lãi suất bằng, thậm chí cao hơn kỳ hạn dài. Nay thị trường lãi suất đã thay đổi, người có tiền nhàn rỗi cần tính toán lựa chọn kỳ hạn gửi hợp lý hơn.
Tại một phòng giao dịch một ngân hàng (NH) cổ phần lớn trên địa bàn Q.1, TP.HCM, vợ chồng ông Linh (Q.Phú Nhuận) nhờ nhân viên NH tư vấn về tiền gửi tiết kiệm. Ông Linh cho biết đang có 300 triệu đồng gửi NH và số tiền này gần đến hạn. Trước đây, khi lãi suất (LS) NH ở kỳ hạn 1, 3, 6, 12 tháng đều bằng nhau, vợ chồng ông Linh luôn gửi kỳ hạn 1 tháng, có lúc LS là 10%/năm. Còn bây giờ, LS gửi tiết kiệm NH kỳ hạn 1 tháng chỉ khoảng 7%/năm, nên số tiền lãi mà 2 vợ chồng nhận được từ 300 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm là 1,75 triệu đồng so với khoảng 2,5 triệu đồng trước đây. Muốn nhận được mức LS 10%/năm, số tiền gửi này phải gửi kỳ hạn 12 tháng. “Thật là khó quá. Gia đình gửi kỳ hạn 1 tháng là để phòng khi cần tiền gấp rút ra, không phải vay mượn. Nay nếu gửi kỳ hạn dài, lỡ gia đình cần tiền rút ra thì mất hết lãi”, vợ ông Linh than thở.
Người gửi tiền cần dự trù thời gian sử dụng để đưa ra kỳ hạn gửi hợp lý – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo giám đốc chi nhánh một NH cổ phần tại Q.Tân Bình, TP.HCM, đa số người gửi tiền không có kế hoạch cụ thể số tiền nhàn rỗi sẽ dùng vào thời gian bao lâu trong tương lai nên hay gửi ngắn hạn 1 tháng. “Người gửi tiền nên dự trù trước thời gian sử dụng số tiền mình có để đưa ra một kỳ hạn gửi hợp lý, nhằm nhận được số tiền lãi tối đa. Như trường hợp vợ chồng ông Linh, nếu gửi kỳ hạn 1 tháng số tiền nhận được sẽ “bay hơi” hơn 800.000 đồng/tháng so với gửi kỳ hạn 12 tháng (LS 10%/năm). Tính ra, một năm mất khoảng 10 triệu đồng lãi”, vị giám đốc tính toán.
Để giải quyết vấn đề đột xuất khi cần tiền trong quá trình gửi, người gửi tiền có thể đem sổ tiết kiệm cầm cố tại NH. Hiện nay, các NH nhận tiền gửi tiết
Người gửi tiền nên dự trù trước thời gian sử dụng số tiền mình có để đưa ra một kỳ hạn gửi hợp lý, nhằm nhận được số tiền lãi tối đa. Giám đốc chi nhánh một NH cổ phần tại Q.Tân Bình, TP.HCM. |
kiệm đều triển khai cầm cố sổ tiết kiệm mà NH đó phát hành (có thể được 100% số tiền trên sổ). LS cho vay khi cầm cố sổ tiết kiệm thường sẽ bằng LS tiết kiệm cộng biên độ 2 – 3%. LS cho vay linh hoạt được tính theo ngày hay tháng, tùy vào việc khách hàng trả nợ thời điểm nào. Ví dụ, khách hàng gửi 300 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng, LS 10%/năm. Đến tháng gửi thứ 7, khách hàng có nhu cầu cần 50 triệu đồng trong khoảng 1 tháng. Nếu rút ra toàn bộ 300 triệu đồng, khách hàng chỉ sẽ nhận được lãi rất thấp tính theo LS không kỳ hạn (1,5 – 2%/năm). Trường hợp khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm để vay 50 triệu đồng, nếu LS cho vay NH tính 12%/năm thì số tiền lãi cho khoản vay này là 500.000 đồng, trong khi tiền lãi từ sổ tiết kiệm (vẫn được tính). Lấy tiền lãi nhận được của sổ tiết kiệm bù vào tiền lãi vay tính ra vẫn còn lời…
Ngoài ra, để tối ưu hóa lợi nhuận từ số tiền nhàn rỗi, người có tiền nên tham khảo một số dịch vụ gần đây được các NH triển khai. Chẳng hạn, một số NH cho phép khách hàng chuyển tiền trên internet banking từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiền gửi. Ngoài ra, khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ NH như một “ống heo” để tích cóp số tiền dư hàng tháng thông qua tiết kiệm tích cóp, thay vì phải để tiền dành dụm trong ví. Sản phẩm này có mức LS cao hơn LS không kỳ hạn…
Theo SGGP
Bình luận (0)