Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào cho “lành”?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau khi bà Trương M Lan – Ch tch Tp đoàn Vn Thnh Phát – b Cơ quan cnh sát điu tra (B Công an) khi t, bt tm giam đ điu tra v ti la đo chiếm đot tài sn; nhiu khách hàng đã đến SCB rút tin, bt chp vic mt lãi sut. Tình trng này cũng đã tng xy ra mt s ngân hàng không có vn Nhà nưc. Vy gi tin ngân hàng nào là tt nht?


Khách hàng đến giao dch ti chi nhánh SCB M Phú (Q.7, TP.HCM)

Chn lãi sut hay đ tin cy?

Trả lời cho câu hỏi “gửi tiền ở ngân hàng nào là tốt nhất”, anh Bùi Công Tính (từng là nhân viên Agribank) cho rằng: “Nếu chọn uy tín, độ tin cậy thì khách hàng nên gửi ở 4 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Nhà nước gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank; nếu khách hàng muốn gửi tiết kiệm để lấy lãi suất cao thì đến các ngân hàng còn lại như: MB, ACB, Techcombank, VPBank, Sacombank, SHB, NamABank, SCB, VIB, ABBank…”.

Theo anh Tính, mặc dù bản thân đã từng là nhân viên của ngân hàng TMCP Nhà nước hơn 10 năm nhưng sau khi ra ngoài kinh doanh, mỗi khi có tiền nhàn rỗi anh đều gửi tại các ngân hàng tư nhân. Bởi lãi suất ở các ngân hàng tư nhân lúc nào cũng cao hơn ngân hàng TMCP Nhà nước khoảng 2%/năm tùy số tiền và kỳ hạn gửi.

Đúng vậy. Dù là thời điểm nào thì lãi suất huy động của các ngân hàng tư nhân cũng cao hơn ngân hàng TMCP Nhà nước. Cụ thể, từ cuối tháng 9 đến nay, hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất niêm yết theo hướng đi lên với mức tăng từ 0,3 – 1% tùy kỳ hạn.

Trong đó, tại 4 ngân hàng TMCP Nhà nước lãi suất đồng loạt tăng thêm 0,8% so với tháng trước – với lãi suất cao nhất là 6,4%/năm. Cụ thể như VietinBank, từ 1 đến dưới 3 tháng là 4,1%, từ 3 đến dưới 6 tháng là 4,4%, từ 6 đến dưới 9 tháng là 4,7%, từ 9 đến dưới 12 tháng là 4,8%, từ 12 tháng trở lên là 6,4%; Agribank có mức lãi suất 4,1% – kỳ hạn 1,2 tháng, 4,4% kỳ hạn 3, 4, 5 tháng, 4,8% kỳ hạn từ 6 đến 11 tháng, cao nhất là 6,4% kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; Vietcombank – lãi suất cao nhất là 6,4% cho kỳ hạn từ 12 đến 60 tháng, 9 tháng – 4,8%, 6 tháng – 4,7%, 3 tháng – 4,4%…

Còn nhóm ngân hàng tư nhân tăng 0,3 – 1%. Dẫn đầu là SCB với mức lãi suất cao nhất lên tới 8,9%/năm; ABBank lãi suất cao nhất là 8,8%; Kienlongbank có mức lãi suất 8,6%/năm; lãi suất của VPBank là 7,8%/năm cho kỳ hạn 36 tháng và giá trị tối thiểu 50 tỷ đồng; HDBank áp dụng mức lãi suất 7,65%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và giá trị 300 tỷ đồng trở lên; DongABank – 7,6%/năm; OCB – 7,55%/năm; Techcombank, CBBank – 7,5%/năm; MB, BacABank – 7,4%/năm; VietBank, Saigonbank, SeaBank – 7,3%/năm; OceanBank – 7,2%/năm; NCB – 7,15%/năm…

Như vậy, với mức lãi suất cao nhất là 6,4%/năm thì rõ ràng các ngân hàng TMCP Nhà nước thấp hơn các ngân hàng tư nhân từ 0,65 – 2,5%/năm.

Song, không phải ai cũng ham mức chênh lệch lãi suất này để gửi tiền ở ngân hàng tư nhân. Như trường hợp chị Trần Xuân Mai (giáo viên THPT ở Q.1). Chị Mai cho biết, trường chị dạy mở tài khoản trả lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại Vietcombank nên cứ khoảng 6 tháng một lần chị lại chuyển tiền từ thẻ ATM sang sổ tiết kiệm có kỳ hạn. Còn tiền dạy thêm và những khoản thu nhập khác, chị gửi ở Agribank.

“Gửi tiền ở ngân hàng TMCP Nhà nước tuy lãi suất có thấp hơn ngân hàng tư nhân nhưng mình an tâm, không lo có biến cố xảy ra. Với lại người ta gửi hàng chục tỷ đồng thì khoản chênh lệch lãi suất giữa 2 hệ thống ngân hàng mới đáng quan tâm chứ mình gửi có vài chục triệu, nhiều lắm là 100 triệu đồng/sổ thì tiền lãi chênh lệch cũng không đáng là bao…”, chị Mai chia sẻ.

Rút tin trưc hn s mt lãi

Ngày 8-10, sau khi thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông; quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Trương Mỹ Lan và 3 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được công bố, không ít người dân TP.HCM đã đến các chi nhánh của SCB để rút tiền. Là khách hàng của SCB nên chị Lương Thị Ngọc Hân (kinh doanh chăn ga gối nệm ở Q.7) đứng ngồi không yên. Theo đó chị đã tới phòng giao dịch của SCB trên đường Nguyễn Thị Thập (Q.7) nhưng đông nghẹt nên đành phải quay về. Sau đó chị liên tục tìm kiếm thông tin ở các báo chính thống về tình hình của SCB.

“Mặc dù lãnh đạo SCB khẳng định, Công ty CP An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Sau đó khi nghe ông Hoàng Minh Hoàn – Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành SCB – khẳng định, ngân hàng đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền theo pháp luật thì tôi bớt hoang mang, lo lắng. Dù vậy, sáng thứ hai (ngày 10-10), tôi vẫn tới phòng giao dịch SCB gần nhà để xem tình hình thế nào. Thấy nhiều người rút nên tôi cũng quyết định rút. Vẫn biết trước đây gửi kỳ hạn 12 tháng hưởng lãi suất hơn 7%/năm, nay rút trước thời hạn lãi suất không kỳ hạn nên rất thấp nhưng không rút thì tôi lại không yên tâm…”, chị Hân nói.

Ông Nguyễn Hữu Tùng (cán bộ hưu trí Q.3) cũng là khách hàng của SCB. Ngày 8-10, cũng như nhiều người, ông Tùng vô cùng bất an cho khoản tiền mình đã gửi ở ngân hàng này. Tuy nhiên, ngày 12-10, khi ông đến chi nhánh SCB gần nhà để rút tiền thì được nhân viên ngân hàng phân tích, nếu ông rút trước hạn tiền lãi hơn 30 triệu đồng của ông sẽ chỉ còn vài triệu đồng nên ông Tùng quyết định không rút nữa.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ở Việt Nam từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng (dù là ngân hàng TMCP Nhà nước hay ngân hàng tư nhân – PV) đều được Nhà nước bảo đảm trong mọi trường hợp.

Bà Hồng cho biết thêm, với vai trò ngân hàng Trung ương cũng như là vai trò của cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, khi xây dựng, hoạch định chính sách tiền tệ và các chính sách quản lý ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu kiên định với việc điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.

“Người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB”, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước – khuyến cáo.

Không chỉ với SCB mà với bất kỳ ngân hàng nào cũng vậy, nếu khách hàng rút tiền trước kỳ hạn đều mất lãi suất mà đáng lý được hưởng khi rút đúng thời hạn. Và số tiền mất này ít hay nhiều phụ thuộc vào kỳ hạn, số tiền gửi và mức lãi suất…

Kim Anh

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)