Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hà Nội: Hôm nay, xét xử phúc thẩm hung thủ vụ “xác không đầu”

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng 11/11, Toà án nhân dân Tối cao sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa, hung thủ trong vụ án giết người yêu rồi chặt đầu, cắt tay tại chung cư G4 Trung Yên (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy) hồi tháng 5 năm nay.

Trước đó, trong phiên sơ thẩm, HĐXX đã tuyên án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa vì tội “Giết người, cướp tài sản”. Tại phiên toà, Nghĩa nói sẽ không kháng án song chỉ một thời gian ngắn sau, Nghĩa bất ngờ kháng án.
 
Nguyễn Đức Nghĩa trong phiên xét xử ngày 13/10.
Phiên xét xử phúc thẩm được tổ chức ngày 13/10 đã bị hoãn lại vì lý do luật sư Ngô Ngọc Thuỷ, luật sư nhận bào chữa cho bị báo Nghĩa, bận đi hội thảo quốc tế. Chủ tọa phiên tòa cho biết sẽ xác minh về việc luật sư Thủy có đi hội thảo thật hay không.
Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về việc xử lý hành chính đối với trường hợp luật sư vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Điều này có thể được xem xét dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp.
Sau phiên phúc thẩm bị hoãn ít ngày, ngày 30/10 bố của Nghĩa là ông Nguyễn Đức Hùng đã tử vong do tai nạn giao thông. Sau cái chết của ông Hùng, gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh cũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình Nghĩa. Tuy nhiên, ông Ba – bố của Linh – vẫn khẳng định rằng ông hy vọng pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh và y án sơ thẩm đối với Nghĩa.
Ngay sau đó, ngày 1/11, bà Phạm Thị Chuân – mẹ của Nghĩa đã gửi đơn xin giảm án lên TAND tối cao và Viện KSND tối cao. 
Nghĩa gầy đi nhiều sau những ngày ngồi tù.
“Con trai độc nhất là Nguyễn Đức Nghĩa thì đang đối mặt với bản án tử hình. Còn bố cháu thì lại qua đời một cách bất ngờ trước ngày xét xử con trai mình. Định mệnh đã lấy đi người chồng của tôi. Còn người con trai duy nhất của gia đình, tôi chỉ biết khẩn cầu tới các quý cơ quan xem xét để cho con trai tôi có cơ hội được sống, để tôi còn có được động lực sống nốt thời gian cuối của cuộc đời” – bà Chuân nêu lý do trong đơn xin giảm án.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy cho rằng, viết đơn là quyền của mẹ Nghĩa. Tại phiên xét xử, HĐXX và luật sư có thể đưa ra hoặc không. “Lá đơn cũng có thể được xem xét như một vấn đề dưới con mắt nhân đạo của Nhà nước” – ông Thủy đánh giá.
Trước đó mấy ngày, ông Thủy cũng vào trại giam thăm Nghĩa. Ông Thủy cho biết, sẽ tiếp tục bào chữa cho Nghĩa theo hướng: Nghĩa không phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng là thực hiện tội phạm một cách man rợ mà chỉ là thủ tiêu man rợ.
Hôm nay, TAND tối cao sẽ xét xử phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa.
Tiến Nguyên (dantri)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)