Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển gồm viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt là nguồn quy hoạch của chức danh hiệu trưởng 2 trường học kể trên hoặc công chức, viên chức đang công tác tại Sở GD&ĐT; đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu chức danh và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương.
Việc thi tuyển hiệu trưởng đã được nhiều địa phương tổ chức, thực hiện.
Công chức, viên chức không công tác tại Sở GD&ĐT Hà Nội và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển được quyền đăng ký dự tuyển nếu cấp có thẩm quyền cho phép.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng có thể đề cử nhân sự để đảm bảo nguyên tắc có số dư hoặc phát hiện nhân tố mới. Nhân sự được để cử tham gia dự tuyển chỉ được dự tuyển đối với chức danh cao hơn liền kề 1 bậc. Ví dụ Phó hiệu trưởng và tương đương dự tuyển chức danh Hiệu trưởng.
Về trình độ đào tạo và thời gian công tác, người dự tuyển phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm ở cấp học đó.
Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; văn bằng, chứng chỉ quản lý nhà nước về giáo dục; ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận; trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định và có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, người đăng ký dự tuyển Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu phải có kinh nghiệm quản lý trường khuyết tật, được đào tạo chuyên ngành giáo dục đặc biệt hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
Từ ngày 22/3 đến 15/4 đơn vị thông báo và tiếp nhận hồ sơ. Từ 18-22/4 là thời gian thẩm định hồ sơ; ngày 11/5 thi viết; ngày 31/5 đến 2/6 tổ thi trình bày đề án.
Hình thức thi tuyển chức danh hiệu trưởng bao gồm 2 phần: thi viết và trình bày đề án.
Nội dung thi viết trong thời gian 180 phút gồm kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý trường học; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng và các nội dung khác do Hội đồng thi tuyển quy định.
Người dự tuyển có kết quả bài thi viết đạt 50 điểm trở lên mới được tham gia thi trình bày đề án.
Nội dung trình bày đề án gồm có đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn và nội dung chuyên đề khác phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
Ngoài ra, người dự tuyển còn phải thể hiện kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo; trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển trong thời gian 45 phút. Điểm trình bày chấm theo thang điểm 100.
Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố công khai kết quả điểm thi trình bày về đề án của những người dự thi ngay sau khi kết thúc cuộc thi. Người được điểm cao nhất trong số những người dự tuyển.
Bình luận (0)