Đầu năm học mới, tình trạng quá tải về số lượng vẫn là điệp khúc của nhiều trường tiểu học tại Hà Nội. Sĩ số lớp thường đông gần gấp đôi so với quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội. Nhưng để được vào những lớp học quá tải như vậy cũng không phải là dễ.
Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, sĩ số chuẩn của bậc tiểu học là 35-40 học sinh/lớp. Qua tìm hiểu, vài năm trở lại đây, rất ít trường tại Hà Nội thực hiện được quy định này. Tình trạng quá tải sĩ số ở lớp 1 không còn xa lạ đối với nhiều trường ở Hà Nội.
Trường tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa) dù không nằm trong top những trường được phụ huynh “chuộng” nhưng năm nay sĩ số của các lớp 1 đều vượt con số 50, có lớp lên tới 56-59 học sinh. Bà Nguyễn Thị Điệp, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trung bình mỗi lớp 1 của trường có khoảng 52-53 học sinh. Thực tế, đây là tình trạng chung của nhiều trường tiểu học ở Hà Nội.”
Qua quan sát, tại lớp 1E Trường tiểu học Trung Tự, học sinh phải ngồi rất chật chội, giáo viên giảng bài bằng micro. Mỗi chiếc bàn học được thiết kế cho 2 học sinh nhưng nay nhiều bàn có tới 3 học sinh ngồi. Khoảng cách giữa các bàn học rất sát, thậm chí kê gần bục giảng để tận dụng diện tích lớp học.
Chị Thu Trà (có con đang học lớp 1G Trường tiểu học Trung Tự) lo ngại: “Lớp con tôi học có sĩ số là 56 nhưng xem ra lớp học không đủ diện tích cho sĩ số này. Chỗ ngồi chật sẽ rất khó để các cháu chỉnh tư thế để tập viết và mức độ quan tâm của cô giáo chắc chắn sẽ bị hạn chế.”
Một giáo viên tiểu học bày tỏ: “Khi chưa có micro hỗ trợ, sĩ số lớp đông, ý thức học trò còn chưa đầy đủ, nên chúng tôi rất khó khăn với việc giảng bài. Có ngày gần như mất giọng để ổn định trật tự lớp học, thu hút sự chú ý của học sinh.”
Còn một giáo viên ở Trường tiểu học Nam Thành Công (quận Đống Đa) tâm sự: “Là một giáo viên tiểu học và có nhiều năm đứng lớp đầu cấp, tôi mắc bệnh nghề nghiệp: Giọng nói thường xuyên bị khản và thường bị hụt hơi. Trước đây, có những ngày hết giờ dạy, tôi bị mất tiếng…”
Những trường phụ huynh có nhu cầu cao cho con vào học, tình trạng quá tải càng thể hiện rõ rệt hơn. Chỉ tiêu tuyển sinh của Trường tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa) thường là 600 đến 700 học sinh, trong đó tỷ lệ học sinh trái tuyến ở trường chiếm khoảng 50% nên có lớp sĩ số lên tới 65 học sinh, trong khi diện tích lớp không thay đổi.
Vài năm trở lại đây, Trường tiểu học Kim Liên cũng đã trang bị hệ thống âm thanh và micro để hỗ trợ giáo viên giảng bài.
Sở GD-ĐT Hà Nội đã có quy định rõ về phân tuyến tuyển sinh, trong đó quy định chung là tuyển sinh vào lớp 1 trường công lập theo hộ khẩu trên địa bàn phường trường đóng. Trường hợp phường nào quá đông học sinh trong độ tuổi đi học thì phòng giáo dục-đào tạo quận đó có trách nhiệm phân tuyến tuyển sinh, có thể san sẻ học sinh sang trường học đóng ở địa bàn phường kế cận.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, trưởng phòng Tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở đã tính toán đến việc kiểm tra tình hình tuyển sinh đầu cấp ở tất cả các trường tiểu học sau khi khai giảng năm học mới. Trường nào vi phạm quy định của Sở sẽ phải điều chỉnh ngay.
Quy định sĩ số học sinh/lớp ở bậc tiểu học chính là quan tâm quyền lợi của học sinh. Ở bậc tiểu học, điều mà học sinh cần nhất không chỉ là việc lĩnh hội kiến thức mà là sự uốn nắn, quan tâm của giáo viên tới từng nét chữ, đến kỹ năng học tập, kỹ năng sống… Phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào thương hiệu trường khi cho con theo học.
Trường tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa) dù không nằm trong top những trường được phụ huynh “chuộng” nhưng năm nay sĩ số của các lớp 1 đều vượt con số 50, có lớp lên tới 56-59 học sinh. Bà Nguyễn Thị Điệp, phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trung bình mỗi lớp 1 của trường có khoảng 52-53 học sinh. Thực tế, đây là tình trạng chung của nhiều trường tiểu học ở Hà Nội.”
Qua quan sát, tại lớp 1E Trường tiểu học Trung Tự, học sinh phải ngồi rất chật chội, giáo viên giảng bài bằng micro. Mỗi chiếc bàn học được thiết kế cho 2 học sinh nhưng nay nhiều bàn có tới 3 học sinh ngồi. Khoảng cách giữa các bàn học rất sát, thậm chí kê gần bục giảng để tận dụng diện tích lớp học.
Chị Thu Trà (có con đang học lớp 1G Trường tiểu học Trung Tự) lo ngại: “Lớp con tôi học có sĩ số là 56 nhưng xem ra lớp học không đủ diện tích cho sĩ số này. Chỗ ngồi chật sẽ rất khó để các cháu chỉnh tư thế để tập viết và mức độ quan tâm của cô giáo chắc chắn sẽ bị hạn chế.”
Một giáo viên tiểu học bày tỏ: “Khi chưa có micro hỗ trợ, sĩ số lớp đông, ý thức học trò còn chưa đầy đủ, nên chúng tôi rất khó khăn với việc giảng bài. Có ngày gần như mất giọng để ổn định trật tự lớp học, thu hút sự chú ý của học sinh.”
Còn một giáo viên ở Trường tiểu học Nam Thành Công (quận Đống Đa) tâm sự: “Là một giáo viên tiểu học và có nhiều năm đứng lớp đầu cấp, tôi mắc bệnh nghề nghiệp: Giọng nói thường xuyên bị khản và thường bị hụt hơi. Trước đây, có những ngày hết giờ dạy, tôi bị mất tiếng…”
Những trường phụ huynh có nhu cầu cao cho con vào học, tình trạng quá tải càng thể hiện rõ rệt hơn. Chỉ tiêu tuyển sinh của Trường tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa) thường là 600 đến 700 học sinh, trong đó tỷ lệ học sinh trái tuyến ở trường chiếm khoảng 50% nên có lớp sĩ số lên tới 65 học sinh, trong khi diện tích lớp không thay đổi.
Vài năm trở lại đây, Trường tiểu học Kim Liên cũng đã trang bị hệ thống âm thanh và micro để hỗ trợ giáo viên giảng bài.
Sở GD-ĐT Hà Nội đã có quy định rõ về phân tuyến tuyển sinh, trong đó quy định chung là tuyển sinh vào lớp 1 trường công lập theo hộ khẩu trên địa bàn phường trường đóng. Trường hợp phường nào quá đông học sinh trong độ tuổi đi học thì phòng giáo dục-đào tạo quận đó có trách nhiệm phân tuyến tuyển sinh, có thể san sẻ học sinh sang trường học đóng ở địa bàn phường kế cận.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, trưởng phòng Tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở đã tính toán đến việc kiểm tra tình hình tuyển sinh đầu cấp ở tất cả các trường tiểu học sau khi khai giảng năm học mới. Trường nào vi phạm quy định của Sở sẽ phải điều chỉnh ngay.
Quy định sĩ số học sinh/lớp ở bậc tiểu học chính là quan tâm quyền lợi của học sinh. Ở bậc tiểu học, điều mà học sinh cần nhất không chỉ là việc lĩnh hội kiến thức mà là sự uốn nắn, quan tâm của giáo viên tới từng nét chữ, đến kỹ năng học tập, kỹ năng sống… Phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào thương hiệu trường khi cho con theo học.
Theo Vietnam+
Bình luận (0)