Tạo ra mã độc và phát tán rộng rãi, các hacker Trung Quốc đang trở nên giàu có nhờ nguồn thu "siêu lợi nhuận" ở mức
Thu lợi từ virus điện thoại hiện là ngành kinh doanh “siêu lợi nhuận” tại Trung Quốc – Ảnh minh họa: Micgadget |
Hơn 210.000 điện thoại thông minh đã bị phát hiện nhiễm một loại virus mới ở Trung Quốc. Theo ý kiến các chuyên gia bảo mật nước này, loại virus nói trên được lây nhiễm chủ yếu nhờ “nấp” bên trong các ứng dụng giải trí cho nền tảng di động.
Những hacker thu được lợi nhuận từ tiền dịch vụ mạng từ thuê bao của người sở hữu thiết bị, trong khi “khổ chủ” lại không mảy may hay biết.
Bằng cách làm này, các hacker Trung Quốc có thể thu lợi hơn 10 triệu NDT (tương đương 1,6 triệu USD) hằng năm. Theo trang công nghệ Micgadget, con số này còn lãi hơn cả việc… buôn bán ma túy.
Biếm họa trên báo Trung Quốc về hiện trạng người dùng điện thoại di động nước này bị “móc túi” bởi ứng dụng chứa mã độc. Người đàn ông trong ảnh đang tự hỏi liệu anh ta có đang bị “cướp ngày” một cách trắng trợn? – Ảnh minh họa: Micgadget |
Tại Trung Quốc, có rất nhiều trang web cho phép tải lên (upload) và tải xuống (download) các loại ứng dụng dành cho điện thoại di động. Hacker có thể dễ dàng nhúng những đoạn mã độc vào bên trong lõi các ứng dụng này, rồi ung dung chờ “con mồi” cắn câu.
Hacker Anonymous là mối đe dọa lớn nhất
Thống kê gần đây từ Hãng bảo mật Bit9 cho thấy các chuyên gia công nghệ thông tin ở Mỹ và châu Âu xem những nhóm tội phạm mạng có tổ chức như Anonymous là mối đe dọa nguy hiểm nhất.
Ảnh minh họa: Digitaltrends |
Trong bản báo cáo mới nhất về an ninh mạng 2012, Hãng Bit9 đã thăm dò ý kiến của hơn 1.800 chuyên gia IT, và nhận thấy 61% trong số này có xu hướng xem nhóm hacktivist (hacker hoạt động theo mục đích chính trị) Anonymous là thủ phạm của hầu hết vụ tấn công trên Internet.
Hơn 60% số người được hỏi cũng tin rằng rất có thể công ty của họ sẽ trở thành nạn nhân của một vụ tấn công trong vòng sáu tháng tới.
Điều thú vị, theo bản báo cáo, nằm ở chỗ phương thức tấn công đáng sợ nhất (chiếm 45%): malware (gồm các loại Trojan, Rootkit, Worm…) lại không bao gồm “vũ khí sở trường” của Anonymous là tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), khi chỉ chiếm 11%.
THÚY QUỲNH
Theo TTO
Bình luận (0)