Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Hai anh em ruột đam mê nghiên cứu khoa học

Tạp Chí Giáo Dục

Vi nim đam mê khoa hc, k thut, hai anh em Vũ Trí Vit và Vũ Đăng Khoa (hc sinh Trưng THCS Nguyn Du, Q.1, TP.HCM) đã t mày mò sáng chế ra nhiu sn phm v công ngh, đt đưc nhng gii thưng cao.

Hai anh em Vũ Đăng Khoa (phải) và Vũ Trí Việt cùng mẹ

Mới đây, dự án “Autism – Đồng hành cùng trẻ tự kỷ” của hai anh em đã đoạt giải ba Cuộc thi thiết kế, sáng tạo sản phẩm, công nghệ dành cho người khuyết tật năm 2024, do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức. Trước đó, dự án này cũng đoạt giải nhì Cuộc thi tin học trẻ toàn quốc năm 2024.

Sn phm h tr phát hin sm tr t k

Xuất phát từ việc trong họ hàng có trẻ tự kỷ, hai anh em Vũ Đăng Khoa (học lớp 8/1) và Vũ Trí Việt (học lớp 9/1) đã phối hợp thực hiện dự án “Autism – Đồng hành cùng trẻ tự kỷ”, nhằm hỗ trợ phát hiện sớm trẻ tự kỷ dưới 12 tuổi. Trong quá trình thực hiện dự án, Trí Việt phụ trách phần viết code, còn Đăng Khoa phụ trách phần hình ảnh, âm thanh.

Thông qua nền tảng app và website được đồng bộ các tính năng, dự án “Autism – Đồng hành cùng trẻ tự kỷ” cung cấp công cụ kiểm tra nhanh trẻ tự kỷ qua bộ 32 câu hỏi tham khảo từ các nguồn uy tín. Dự án còn tích hợp trí tuệ nhân tạo – AI Gemini – giúp phụ huynh liên hệ hỗ trợ từ AI và bác sĩ. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ đặt lịch khám và cung cấp trò chơi tự lập trình nhằm rèn luyện cách phát âm, sự tập trung cho trẻ tự kỷ, như đọc chữ cái, ghi nhớ động vật và tên gia đình. Trong đó, tính năng thăm khám, trò chuyện cùng bác sĩ ngay trên app và website lưu lại điểm sau mỗi lần tư vấn, giúp bác sĩ dễ dàng hỗ trợ trẻ… Đặc biệt, 4 trò chơi được thiết kế trong dự án, tích hợp vào app và website là bảng chữ cái, thẻ ghi nhớ thành viên gia đình, thẻ ghi nhớ động vật, đoán chữ, hướng tới hỗ trợ trẻ phát triển khả năng giao tiếp, nói chuyện; vì sau mỗi trò chơi luôn có âm thanh phát ra, trẻ làm đúng thì sẽ có tiếng vỗ tay tán dương khiến các em rất thích thú.

Để thiết kế các trò chơi phù hợp với trẻ tự kỷ, giúp các em phát triển về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, Trí Việt và Đăng Khoa đã tìm hiểu, tham khảo nhiều trang web hỗ trợ trẻ tự kỷ. Từ những thông tin tham khảo, Trí Việt phụ trách viết code trò chơi, còn Đăng Khoa thì phụ trách lồng tiếng, thiết kế hình ảnh. Cụ thể, Trí Việt cho biết phải mất 2 tuần để hoàn thành bộ trò chơi cho dự án. Còn việc viết code do bản thân tự mày mò tìm hiểu, khó nhất là làm sao các trò chơi luôn tạo sự kích thích với trẻ. Trong khi đó, Đăng Khoa sử dụng app để thiết kế các hình ảnh với tông màu trong sáng, tươi vui, kích thích sự tò mò, ham thích của trẻ.

“Điểm nhấn của dự án “Autism – Đồng hành cùng trẻ tự kỷ” là kết hợp AI, có chức năng như một kênh hỗ trợ phụ huynh giải đáp thông tin về trẻ tự kỷ. Để có thể tích hợp được AI, chúng em đăng ký học thêm khóa học về AI miễn phí từ một giáo viên nước ngoài. Rào cản ngôn ngữ đôi lúc khiến chúng em nản chí, muốn bỏ phần AI ra khỏi dự án nhưng suy đi tính lại thấy rằng, khi được tích hợp AI thì tính năng hỗ trợ trẻ sẽ cao hơn”, Trí Việt chia sẻ.

Trí Việt và Đăng Khoa giới thiệu sản phẩm robot hút bụi (sản phẩm dành tặng cho Trường THCS Nguyễn Du)

Dự án “Autism – Đồng hành cùng trẻ tự kỷ” hoàn thành trong thời gian 1,5 tháng. Sau đó, được “chạy thử” với sự tư vấn của bác sĩ để có những đánh giá sâu hơn từ chuyên môn. Dự án này Trí Việt và Đăng Khoa mong muốn trao tặng cho một trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ để vận hành, hỗ trợ trẻ.

T hc hi mang v nhiu gii thưng

Dự án “Autism – Đồng hành cùng trẻ tự kỷ” chỉ là một trong những dự án được hai anh em Trí Việt và Đăng Khoa nghiên cứu từ đam mê công nghệ, sáng tạo. Từ năm học lớp 6, trong thời gian học online tại nhà do dịch Covid-19, được ba mẹ khuyến khích, hai anh em đã bắt đầu tìm hiểu về lập trình và thiết kế thông qua một khóa học online. Sau khóa học, hai anh em tự mày mò tìm hiểu thêm và từ đó cùng nhau thực hiện các dự án liên quan đến web, lập trình, sáng tạo.

Sản phẩm đầu tay của hai anh em là nền tảng học trực tuyến, lấy cảm hứng từ việc học trực tuyến trên K12 online trong thời gian dịch bệnh. Tuy nhiên, khác với K12 online chỉ đăng nhập bằng tài khoản thì ứng dụng của Trí Việt và Đăng Khoa có thể đăng nhập bằng nhiều cách: tài khoản, web, thậm chí face ID… (nhận diện AI). Ngoài ra, nền tảng cũng được thiết kế có video, bài giảng, thực hiện kiểm tra, giao bài tập… Với tính sáng tạo và ứng dụng cao, sản phẩm đầu tay đã mang về cho Trí Việt và Đăng Khoa giải nhất trong Cuộc thi về chuyển đổi công nghệ số khu vực phía Nam của Digitrans Edtech và giải khuyến khích Cuộc thi tin học trẻ toàn quốc năm 2022. Kế đó, Trí Việt và Đăng Khoa cùng thiết kế sản phẩm robot hút bụi, xuất sắc giành giải nhất trong Cuộc thi các sản phẩm sáng tạo robot khu vực châu Á do Trường ĐH Công nghệ Phần Lan tổ chức năm 2023.

Không những thế, với niềm đam mê về đổi mới sáng tạo, Trí Việt còn tham gia nghiên cứu khoa học ở trường. Năm 2023, đề tài Flatter đồng hành cùng người trầm cảm do Trí Việt và bạn học nghiên cứu đã đoạt giải nhì Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố; năm 2024, đề tài Admis – đồng hành cùng tuyển sinh 10 mang về giải nhất trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quận cho nhóm thực hiện.

Chia sẻ về niềm đam mê công nghệ, sáng tạo, Trí Việt và Đăng Khoa cho hay hai anh em luôn cân đối thời gian học ở trường, ở lớp với thời gian tự học thêm kiến thức về lập trình, thiết kế. Ngoài học hỏi kiến thức những kênh trong nước, hai anh em còn mày mò học thêm ở một số kênh của nước ngoài, qua đó “bỏ túi” nhiều kiến thức hay, bổ ích. “Hiện nay trên mạng internet có rất nhiều thông tin bổ ích mà hoàn toàn miễn phí, chỉ cần chúng ta biết tận dụng phù hợp thì rất có lợi. Chúng em mong muốn có thể cùng nhau thiết kế ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho cộng đồng”, Đăng Khoa nói.

Luôn đồng hành cùng hai con trong nghiên cứu các dự án, đề tài – bà Lê Lan Hương (mẹ của Trí Việt và Đăng Khoa) cho biết, gia đình luôn khuyến khích, tạo điều kiện để Trí Việt và Đăng Khoa được tìm hiểu, sáng tạo và theo đuổi niềm đam mê khoa học, phát huy thế mạnh của bản thân. Cả ba mẹ đều sẵn sàng đóng vai trò trải nghiệm hỗ trợ con trong các dự án, đề tài vì cộng đồng.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)