Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hai nhà văn nữ và những thông điệp xúc động!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hi ký “Gánh gánh gng gng” ca đo din, nhà văn Xuân Phưng và truyn ký “Chuyn năm 1968” ca nhà văn Trm Hương là hai trong s nhiu tác phm va đot gii Văn hc ngh thut TP.HCM ln 3 do UBND TP.HCM t chc. hai tác phm, hình nh ngưi ph n Vit Nam kiên cưng, chu thương, chu khó, giàu đc hy sinh tái hin vô cùng chân tht. Đó là phm cht đáng quý mà thế h tr ngày nay phi luôn nh đ trân trng và noi gương.

Đạo diễn, nhà văn Xuân Phượng và nhà văn Trầm Hương (thứ 2, thứ 3 từ trái sang) nhận giải Văn học nghệ thuật TP.HCM lần 3 mới đây

Thông đip v tinh thn vưt khó

Đạo diễn, nhà văn Xuân Phượng – tác giả lớn tuổi nhất (95 tuổi) đoạt giải nhì giải Văn học nghệ thuật TP.HCM lần 3 ở lĩnh vực văn học (không có giải nhất).

Đạo diễn, nhà văn Xuân Phượng là cái tên quen thuộc với lĩnh vực văn học nghệ thuật. Những tác phẩm của bà đều để lại dấu ấn khó quên. Lúc nào, bà cũng dành thời gian, tâm sức để phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà. Tác phẩm “Gánh gánh gồng gồng” ra đời để nhìn lại cuộc đời mấy chục năm của một nữ sinh đã rời xa bến đò chợ Mai còn đẫm hơi sương một ngày tháng 6-1945 ấy để theo cách mạng cho đến cuối những năm 1990. Tác phẩm để lại những khoảng ngân rung trong lòng người đọc về câu chuyện một số phận, một con người nhưng cũng là một lát cắt sinh động và dữ dội của lịch sử dân tộc. Trong đó, điều lôi cuốn nhất, hấp dẫn nhất ngoài sự chân thành, thẳng thắn và cũng đầy tiết chế trong giọng văn chính là phẩm cách phụ nữ toát lên từ toàn bộ tác phẩm. Phẩm cách phụ nữ Việt Nam, thể hiện ngay từ cái tên “Gánh gánh gồng gồng” suốt một đời chịu thương, chịu khó, mạnh mẽ, nghị lực mà cũng vô cùng nhân hậu, bao dung. Ban tổ chức lựa chọn tác phẩm “Gánh gánh gồng gồng” của đạo diễn, nhà văn Xuân Phượng trao giải nhì tất nhiên là có lí do. Bởi tác phẩm không chỉ phù hợp với tiêu chí mà nội dung còn truyền tải thông điệp. Mỗi trang sách đều thấm nước mắt mà người đọc không thấy bi quan, chỉ thấy lan tỏa một sức sống bền bỉ, một tinh thần vượt khó không phải chỉ của tác giả, mà còn là của những người sống quanh bà. Đó cũng là tinh thần hy sinh, cống hiến của cả một thế hệ.

Chiến tranh tàn khốc bao nhiêu thì công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình cũng dữ dội bấy nhiêu. Tinh thần chủ động, chịu thương chịu khó, thái độ trọng tri thức, học hành từ người phụ nữ đã góp phần tạo ra một trường năng lượng tích cực cho cộng đồng.

Ông Nguyễn Trường Lưu – Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP.HCM nhận xét: “Tác phẩm “Gánh gánh gồng gồng” của tác giả ở tuổi 95 quả thực mang đầy năng lượng sống tích cực của một người phụ nữ. Một người như thể đã gánh trên vai hết thảy những buồn vui trong dài dặm cuộc đời”.

Hy sinh vì T quc

Đoạt giải khuyến khích, tác phẩm truyện ký “Chuyện năm 1968” của nhà văn Trầm Hương gây ấn tượng mạnh với những câu chuyện chân thật, cảm động về những người phụ nữ Sài Gòn – Gia Định, người phụ nữ Nam bộ trong ngày tháng lịch sử ấy.

Nhà văn Trầm Hương chia sẻ, từ các chuyến đi chỉ với một “trái tim đa cảm, gõ từng cánh cửa” nhiều năm trời, bà mới phác họa những “bà chúa kho” dũng cảm canh giữ vũ khí ngay ở nội ô Sài Gòn chuẩn bị cho đợt tổng tiến công, những nữ giao liên, những chị du kích sẵn sàng hy sinh thân mình để làm nên bản hùng ca xuân 1968.

Trong tất cả 6 chương của tác phẩm gồm: “Những chiến sĩ hiệp sĩ”; “Hoa ẩn mình”; “Ngày N giờ G”; “Khúc bi tráng ven đô”; “Tôi được gặp những câu chuyện thần kỳ”; “Chết cho đồng đội được sống” nhà văn Trầm Hương dành chương “Khúc bi tráng ven đô” để nói sâu về những người phụ nữ phi thường của Long An trong mùa xuân năm Mậu Thân 1968. “Họ là những người chị, người mẹ bình dị ở Đức Hòa – vùng đất được ví như “bàn đạp tấn công” vào nội đô Sài Gòn nhưng khi Tổ quốc cần, sẵn sàng gác lại chuyện riêng để làm nên những điều thần kỳ”, nhà văn Trầm Hương chia sẻ.

Đọc tác phẩm của nhà văn Trầm Hương, độc giả bắt gặp hình ảnh người nữ chiến sĩ trong “Đội quân tóc dài” Đức Hòa năm xưa – Nguyễn Thị Thắng (Mười Thắng) với vai trò Hội trưởng Phụ nữ giải phóng, Bí thư xã Đức Lập cùng với bà con trung kiên bám trận địa. Trong hơn một tháng, giữa bãi chiến trường ác liệt, chị cùng bà con ngày đêm lo việc tải thương và chôn cất tử sĩ như một “thiên sứ” đẩy lùi thương đau và cái chết.

Đó còn là gương dũng cảm của chị Nguyễn Thị Ấm dám bỏ lại 3 con nhỏ trong lúc đang mang thai tháng thứ 4 để đưa 374 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 10 của Sư đoàn 9 vượt hơn 50km qua những cánh đồng năn, cỏ lác đến nơi an toàn. Những người phụ nữ bình thường, vì việc chung sẵn sàng hy sinh tình riêng, thậm chí kể cả tính mạng của mình để làm nên những khoảnh khắc phi thường cho dân tộc.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)