Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

“Hái” tiền tỷ từ… nuôi gà

Tạp Chí Giáo Dục

Vay 25 triu đng mua 1.000 con gà nuôi t năm 2017, đến nay anh Lê Phi Long (34 tui, ng ti xã Bình Sơn, huyn Long Thành, tnh Đng Nai) đã thu đưc tin t.


Anh Lê Phi Long đang cho gà ăn trong trang tri ca mình

Với lợi thế từng tốt nghiệp chuyên ngành thú y tại Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp TP.HCM và sinh sống ở một xã có số hộ cũng như sản lượng chăn nuôi gà thả vườn lớn nhất huyện, anh Long đã chọn mô hình nuôi gà để khởi nghiệp.

Gy dng tri gà theo cách riêng

Những bước đi đầu tiên khi khởi nghiệp, anh Long gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, xây dựng chuồng trại, cách chọn con giống… Số vốn 25 triệu đồng ban đầu vay từ Quỹ đồng hành với thanh niên tỉnh Đồng Nai chỉ đủ mua 1.000 con giống và chi phí thú y. Còn thức ăn cho gà, anh Long liên hệ với đại lý ở địa phương thông qua phương thức trả chậm. Chưa kể, hướng chăn nuôi gà của anh là theo kiểu sinh học nên còn phát sinh thêm những khó khăn khác. Đây là cách chăn nuôi không dùng kháng sinh giai đoạn đầu nên đường tiêu hóa và đường hô hấp của gà khỏe. Giảm các loại bệnh thông thường lên đến 80% nên trong suốt thời gian nuôi, hầu như gà không bị bệnh. Bên cạnh đó, còn giảm được chi thức ăn 20%; giảm thời gian chăm sóc, xuất chuồng sớm hơn chăn nuôi thông thường và chất lượng thịt ngon hơn. Ngoài ra, anh Long cũng dùng đệm lót sinh học nên hết lứa mới dọn chuồng 1 lần, tiết kiệm được công sức hơn. Nhưng để đạt được những tiêu chí này, anh Long đã không dễ dàng trong việc tìm các sản phẩm sinh học để thay thế dần kháng sinh và từng bước hoàn thiện quy trình chăn nuôi sinh học. Anh thậm chí đối mặt với thử thách lớn khi mà tỷ lệ hao hụt lên đến 500/500 con. Đến giai đoạn này, anh bắt đầu thiếu hụt vốn và đã vay mượn từ người thân để nuôi tiếp 1.000 con khác. May thay, lứa gà này dần dần có kết quả tốt, giảm hao hụt. Song, gà vẫn còn bị tình trạng thiếu cân khi xuất bán. Tới năm 2019, sau nhiều cải tiến, vấn đề này mới được khắc phục, từ đó anh Long dần hoàn thiện được quy trình chăn nuôi. Đến năm 2021, anh mạnh dạn nhân rộng mô hình nuôi, quy mô sau đó đạt 6.000 con cho riêng trại tại nhà. Nhận thấy tiềm năng, anh Long thành lập thêm hợp tác xã chăn nuôi sinh học. Đến nay, hợp tác xã đã có quy mô 48.000 – 70.000 con gà. Anh đặt mục tiêu đến hết năm nay, tăng tổng lượng gà ở trang trại riêng lên 15.000 con và hợp tác xã lên 80.000 con.

Khi nghip phi có ý chí n lc

Tùy theo phân khúc th trưng, gà xut chung bán sau khong 100 ngày đến 120 ngày; khi lưng trung bình con mái là 1,9kg; con trng là 2,7kg nhưng vn đm bo cht lưng.

Với những nỗ lực không ngừng, đến nay mô hình chăn nuôi sinh học đã đem về cho anh Long tiền tỷ. Anh Long cho biết, doanh thu của hợp tác xã trong một năm là 8 tỷ đồng, lợi nhuận mang về là 1,2 tỷ đồng. Còn trang trại riêng của anh, hằng năm doanh thu cũng đạt 900 triệu đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Từ kinh nghiệm của mình, anh Long đúc kết, chăn nuôi sinh học hay chăn nuôi theo phương pháp thông thường thì vẫn phải đảm bảo an toàn sinh học như: Chọn giống tốt, tiêm vắc-xin phòng các bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ và bổ sung các loại sản phẩm sinh học, thảo dược thường xuyên trong suốt thời gian nuôi. Nếu đảm bảo các khâu trên thì hầu như gà không bị bệnh và khỏe mạnh. Khi phát hiện cá thể bệnh thì tách riêng ra khỏi đàn và điều trị riêng cá thể đó.

Được biết, tùy theo phân khúc thị trường, gà xuất chuồng bán sau khoảng 100 ngày đến 120 ngày; khối lượng trung bình con mái là 1,9kg; con trống là 2,7kg nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Anh Long nhìn nhận, giới trẻ hiện nay có nhiều thuận lợi khi khởi nghiệp, như: Có sẵn kiến thức, nguồn thông tin phong phú, điều kiện tiếp cận nguồn vốn không quá khó, được Đoàn Thanh niên hay các doanh nghiệp chú ý đến các mô hình khởi nghiệp sáng tạo… Tuy nhiên, ngoài các yếu tố trên, thì ý chí, quyết tâm, sự nỗ lực và vượt khó của người trẻ mới quyết định được thành công của họ.

Vit Ngân

Bình luận (0)