Hội nhậpThế giới 24h

Hamas mập mờ về đề xuất của Mỹ, Israel bất bình

Tạp Chí Giáo Dục

Hamas chính thức phản hồi đề xuất ngừng bắn của Mỹ đối với cuộc xung đột kéo dài 8 tháng ở Gaza trong khi Israel cho rằng phản ứng này tương đương với sự từ chối.

Ai Cập và Qatar hôm 11-6 cho biết họ đã nhận được phản hồi của Hamas về đề xuất do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra vào ngày 31-5 nhưng không tiết lộ nội dung.
Hamas mập mờ về đề xuất của Mỹ, Israel bất bình- Ảnh 1.

Khu vực đổ nát sau cuộc tấn công của Israel tại Gaza hôm 9-6. Ảnh: Reuters

Quan chức Hamas, người từ chối nêu tên, nói với hãng tin Reuters rằng phản ứng của họ tái khẳng định lập trường rằng lệnh ngừng bắn phải dẫn đến chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch ở Gaza, rút quân Israel, tái thiết khu vực và thả tù nhân Palestine ở Israel.

Quan chức này nói: "Chúng tôi nhắc lại lập trường trước đó. Tôi tin rằng không có chênh lệch quá lớn. Quyền quyết định đang ở Israel". 

Trong khi đó, một quan chức Israel hôm 11-6 cho rằng nước này đã nhận được phản hồi của Hamas từ các nhà hòa giải và Hamas đã thay đổi tất cả "yếu tố chính và có ý nghĩa nhất". Theo người này, Hamas đã bác bỏ đề xuất thả con tin do Tổng thống Biden đưa ra.

Về phía Israel, Mỹ cho biết Israel đã chấp nhận đề xuất của họ nhưng Israel chưa công khai điều này. Israel trước đó nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không cam kết chấm dứt chiến dịch ở Gaza trước khi Hamas bị tiêu diệt.

Hamas và đồng minh Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) bày tỏ sự "sẵn sàng tích cực" đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột ở Gaza trong một tuyên bố chung hôm 11-6 mà một số người cho là chấp nhận đề xuất của ông Biden. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gọi đây là một "dấu hiệu đầy hy vọng" nhưng cho biết điều đó chưa có tính thuyết phục vì cần có sự xác nhận của thủ lĩnh Hamas ở Gaza.

Đề xuất của ông Biden gồm 3 giai đoạn, bắt đầu bằng lệnh ngừng bắn ban đầu kéo dài 6 tuần cùng với việc Israel rút quân khỏi các khu vực đông dân cư ở Gaza và thả một số con tin trong khi chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch được đàm phán thông qua các trung gian hòa giải. 

Theo Xuân Mai/NLĐO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)