Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hạn chế dùng kháng sinh cho trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Vi h min dch chưa hoàn thin, tr nh là đi tưng rt d b vi rút tn công gây ra các bnh v hô hp như ho, s mũi, viêm hng… Đc bit, trong thi đim giao mùa như hin nay có rt nhiu dch bnh có th xy ra cho tr trong cùng mt lúc. Do đó, vic s dng kháng sinh tr nh như thế nào đ đem li hiu qu trong điu tr là vn đ luôn đưc ph huynh quan tâm, nht là vào thi đim này.

Ph huynh không nên t ý dùng thuc kháng sinh cho tr khi không có ch đnh ca bác sĩ, đ tránh tình trng kháng kháng sinh

Bi ri vi thuc kháng sinh

Tại buổi tư vấn trực tuyến về “Tăng cường miễn dịch cho trẻ, phòng bệnh và hạn chế sử dụng kháng sinh” do BS.CK2 Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa nhiễm thần kinh – Bệnh viện Nhi Đồng 1) vừa qua, rất nhiều phụ huynh đã đặt câu hỏi để nhờ bác sĩ tư vấn xoay quanh việc sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ. Mấy ngày gần đây, do thời tiết thay đổi nên con gái 2 tháng tuổi của anh Vũ Minh (quận Bình Thạnh) bị sổ mũi, viêm họng, được dược sĩ bán thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, vì thấy con còn quá nhỏ nên anh Minh rất băn khoăn. Giải đáp thắc mắc của anh Minh, BS Trương Hữu Khanh cho biết, trẻ mới 2 tháng tuổi mà sổ mũi liên tục thì phụ huynh cần xem lại sinh hoạt ban ngày, xem lại phòng có nóng hay lạnh quá không, nhà có ai hút thuốc lá không vì ở tuổi này trẻ còn kháng thể từ mẹ truyền sang. Khi trẻ ho sổ mũi thì dùng thuốc ho thảo dược, làm ấm lòng bàn chân và nhỏ mũi thôi, cần lắm mới dùng kháng sinh nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, vì nếu sử dụng mà không có chỉ định bác sĩ có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

Cũng có con nhỏ đang mắc bệnh kéo dài do ảnh hưởng của thời tiết, chị Phan Thị Thanh Đức (quận 6) đang rất lo lắng khi con chị mới 22 tháng tuổi, bị ho và ói nhiều, bác sĩ của Trung tâm Nancy cho dùng kháng sinh 1 tháng. Bé đã đỡ ho nhưng ngưng thuốc 3 ngày thì lại bị ho khò khè trở lại. Đi phòng mạch, bác sĩ tiếp tục cho uống kháng sinh, chụp phim phổi, kết quả bị viêm phế quản nên đề nghị nhập viện để chích kháng sinh khiến phụ huynh phân vân. Ở trường hợp này, BS Khanh lưu ý, nếu bé đã ho kéo dài (đặc biệt là chỉ ho nhiều khi nằm) thì nên kiểm tra xem bé có suyễn hay không. Nếu là suyễn thì kháng sinh không thể giải quyết được mà phải uống thuốc suyễn, thậm chí là ngừa suyễn.

Cùng có con 3 tuổi và 5 tuổi bị triệu chứng bị sưng viêm amidan, viêm đường hô hấp, hai phụ huynh tên Đào Hương (TP.HCM) và Hoàng Trang (Hà Nội) bày tỏ với bác sĩ nỗi lo vì con họ phải uống kháng sinh hàng tháng. BS Khanh khuyến cáo, tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần thì phụ huynh nên cho trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để xem xét cắt amidan, vì trẻ uống kháng sinh nhiều cũng không tốt. Bên cạnh đó, phụ huynh nên xem lại cách sinh hoạt để làm tăng sức đề kháng cho trẻ như uống nước nhiều, dinh dưỡng đủ, chích ngừa đủ, tránh khói bụi…

8 nguyên tc s dng thuc kháng sinh cho tr

Bác sĩ Nguyễn Đình Qui (Khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng 2) lưu ý, vào năm 2014, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phổ biến khẩu hiệu: “Hãy chống lại tình trạng kháng thuốc. Không hành động hôm nay, ngày mai sẽ không có thuốc chữa” để báo động về tình trạng lạm dụng kháng sinh trên toàn thế giới. Riêng ở nước ta, tình trạng lạm dụng kháng sinh là do thói quen tự mua thuốc kháng sinh để tự điều trị mà không cần toa của bác sĩ, dùng kháng sinh không đúng bệnh, không đủ liều và không đủ thời gian. Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến vấn đề y đức, nghĩa là bác sĩ cũng lạm dụng việc kê toa sử dụng kháng sinh, dược sĩ ở các cửa hàng thuốc tây cũng bán kháng sinh theo yêu cầu của người dân.

Cũng theo BS Qui, hệ lụy của tình trạng này là sẽ có nguy cơ sản sinh ra những dòng vi khuẩn đa kháng kháng sinh hay còn gọi là siêu vi khuẩn. Do đó, những gia đình có con nhỏ cần lưu ý 8 nguyên tắc sau:

Thứ 1, chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ em khi có nhiễm trùng do vi khuẩn, không sử dụng điều trị trong những trường hợp bị nhiễm siêu vi như cảm cúm hay viêm mũi họng, vì 90% viêm họng là do vi rút nên việc dùng kháng sinh là không cần thiết.

Thứ 2, không được tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ, vì dễ dẫn đến tình trạng quá liều thuốc. Khi sử dụng phải thận trọng số lần uống, đúng liều và đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thứ 3, không được tự ý ngừng kháng sinh khi cảm thấy con mình khỏe hơn sau vài ngày dùng thuốc. Vì tự ý ngưng khi không đủ liệu trình sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng lờn thuốc.

Thứ 4, thông thường kháng sinh thường được dùng sau bữa ăn, nhưng trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định uống trước hoặc trong bữa ăn. Và khi uống thuốc kháng sinh thì chỉ nên dùng với nước lọc, hạn chế pha thuốc vào trong sữa vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Thứ 5, thuốc kháng sinh bên cạnh việc tấn công các vi khuẩn có hại, thì nó cũng có thể tấn công các vi khuẩn đường ruột có lợi khiến trẻ có thể bị tiêu chảy. Vì vậy nên cho bé uống các lợi khuẩn đường ruột như Bio hay yaourt trong bữa ăn để tăng cường vi khuẩn đường ruột có lợi cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa khi sử dụng kháng sinh.

Thứ 6, nên cho trẻ uống thêm nước trái cây để duy trì lượng nước trong cơ thể trong thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vì nước trái cây cũng có thể giúp loại bỏ các độc chất ra khỏi cơ thể.

Thứ 7, trong quá trình dùng thuốc nên cho trẻ ăn những món dễ tiêu, tránh dầu mỡ hoặc thực phẩm quá mặn, vì hệ tiêu hóa cũng có thể bị ảnh hưởng.

Thứ 8, tốt nhất nên tránh sử dụng những chế phẩm bổ sung sắt trong đợt dùng thuốc, chỉ dùng những chế phẩm bổ sung can xi hoặc vitamin cho trẻ. Vì trong tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn có thể dùng sắt để sản sinh tăng trưởng làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng ở trẻ.

Bài, nh: Vũ Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)