Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hạn hán, nông dân miền Trung vật vã cứu lúa

Tạp Chí Giáo Dục

Hn hán kéo dài nhiu tháng nay mt s tnh min Trung nh hưng đến sinh hot ca ngưi dân. Nhng cánh đng lúa v hè – thu đã khô cháy mc dù chính quyn đa phương cũng như nông dân gng mình ra sc chng hn.

Rung lúa khô nt n ti huyn Tuy An, tnh Phú Yên

Tại tỉnh Phú Yên, nông dân khóc ròng vì ở cuối nguồn cũng không còn nước để bơm cho lúa. Ông Cao Thanh Toàn (xã An Dân, huyện Tuy An) cho biết, nhiều tháng qua ông đã chi tiền xăng, tiền điện để bơm nước không dưới 3 triệu đồng chỉ để cứu 3 sào lúa. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều không có kết quả gì khi đến thời điểm này nước ở mương, sông không còn để bơm tưới. “Nhìn đất ruộng nứt nẻ, lúa cháy mà xót”, ông Toàn nói như mếu.

Xã An Thạch (huyện Tuy An) là một trong những địa phương ít nhiều cứu được lúa nhờ hệ thống bơm công suất lớn từ sông Cái dẫn vào. Tuy nhiên, theo ông Ngô Tấn Lang (Bí thư Đảng ủy xã An Thạch), hạn hán còn kéo dài nhiều ngày tới thì nước sông cũng không còn để bơm.

Hai huyện miền núi Đồng Xuân và Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên), tình hình nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng hơn các địa phương khác bởi từ sau Tết đến nay gần như không có một cơn mưa nào. Hàng ngàn hécta lúa gieo sạ mới đây bị cháy khô, đất nứt ra cả gang tay. Bà Lê Thị Thuyền (xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân) ngao ngán: “Vụ hè thu này coi như mất trắng, mượn gạo ăn là cái chắc”.

Vì mc nưc sông Cái xung thp, đ cung cp nưc cho hàng ngàn hécta lúa ti xã An Thch (huyn Tuy An) đa phương phi trang b máy bơm công sut ln dn nưc vào đng

Ông Trần Hữu Thế (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) cho biết, đây là đợt hạn hán chưa từng có tại Phú Yên cũng như một số tỉnh lân cận trong mấy mươi năm nay khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Đáng ngại những địa phương được xem là vựa lúa của tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề. “Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tập trung mọi nguồn lực để chống hạn nhưng khó khăn là hiện nay rất nhiều nơi sông đã trơ đáy. Hiện tỉnh đang tiếp tục với các giải pháp chống hạn, bằng mọi giá để cứu cây lúa và hoa màu”, ông Thế nói.

Tại huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa), khô hạn kéo dài khiến những cánh đồng cỏ là nguồn thức ăn cho bò đã bị khô rụi. Vì thiếu cỏ nên nhiều hộ đã bán tháo bò chịu lỗ. Anh Ngô Văn Nhi cho biết: “Tôi vừa phải bán 4 con bò với giá 78 triệu đồng, trong khi tiền vốn đã gần 90 triệu đồng, chưa tính công sức cho hơn 1 năm chăm sóc nhưng nếu không bán đàn bò có nguy cơ chết đói”.

Trong khi đó, tại huyện miền núi Vân Canh (tỉnh Bình Định), người dân lại đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt. Cũng như các địa phương khác, người dân huyện Vân Canh trông chờ một cơn mưa giải hạn nhưng gần như tuyệt vọng. Đại diện UBND huyện Vân Canh cho biết, các xã chịu ảnh hưởng hạn nặng trong thời gian qua là các xã thuộc đồng bào dân tộc thiểu số gồm Canh Hiệp, Canh Hòa và Canh Liên. Ông Đỗ Văn Dậu, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện cho biết năm 2014, 2016 Vân Canh cũng là tâm điểm hạn hán của tỉnh, thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nhưng năm nay là gay gắt nhất. Với tình hình hạn hán còn kéo dài khoảng 10 ngày nữa như dự báo thì đời sống của bà con vốn khó khăn lại khó khăn hơn.

T.Anh – T.Lc

 

Bình luận (0)