Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hàng hiệu rẻ như… bèo

Tạp Chí Giáo Dục

Các thương hiu thi trang, m phm quc tế d dàng mua ti ch dân sinh, ch online trên mng, thm chí mua ti va hè là thc tế đang din ra ti Vit Nam. Mi đây nht, Cơ quan đi din thương mi Hoa K (USTR) trong công b báo cáo v tình trng vi phm bn quyn và bán hàng nhái đã “gi tên” ch Bến Thành, ch Đng Xuân và trang thương mi đin t Shopee ca Vit Nam.


Hàng nhái thương hiu đưc bày bán rm r trên mng xã hi (Trong hình: Mt trang bán hàng hiu… giá siêu r)

Thực tế về việc bán hàng nhái đội lốt “hàng hiệu giá rẻ” đã tồn tại từ rất lâu và ngày càng trở nên nhức nhối hơn khi mạng xã hội, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, rầm rộ như hiện nay. Từ câu chuyện của USTR đặt ra câu hỏi, điều gì đã khiến Việt Nam trở thành thị trường màu mỡ cho hàng nhái có “đất sinh sống”.

Giá ch bng 1/10 hàng tht

Dạo quanh một vòng các khu chợ dân sinh truyền thống, ở các quầy hàng bán mỹ phẩm, quần áo… không khó để nhận thấy sự xuất hiện các sản phẩm giày dép, túi xách, mỹ phẩm, nước hoa đến từ các thương hiệu cao cấp quốc tế như Gucci, Dior, Hermes, Versace, Zara, Chanel, Adidas… Tuy nhiên những sản phẩm này lại có giá rẻ đến bất ngờ, giá thấp đến cả chục lần so với giá của hãng.

Tại một quầy hàng ở chợ Thủ Đức (TP.Thủ Đức), trong vai người mua hàng, khi cầm hộp phấn mắt hiệu Estee Lauder lên, chủ cửa hàng nhanh nhẩu giới thiệu: “Hộp phấn mắt Estee Lauder này, em mua mới của hãng phải có giá đến 3 triệu đồng nhưng chỗ chị chỉ bán cho em chưa đến 300 ngàn đồng vì nó là hàng hiệu nước hai, nước ba chứ không phải là hàng nhái”. Để củng cố thêm niềm tin cho khách hàng, chủ cửa hàng này quảng cáo thêm: “Các chai nước hoa thương hiệu nổi tiếng em muốn mua của hãng nào cũng có, bao thơm, bao giữ mùi lâu, sang xịn mà giá chỉ bằng 1/3 giá em mua tại các shop lớn…”.

Cũng tự tin khẳng định các sản phẩm trên kệ không phải hàng nhái, chủ một sạp bán mỹ phẩm, nước hoa tại chợ Tân Bình quảng cáo, đây là sản phẩm của các công ty nhập hàng về bán nhưng bị lỗi trong quá trình vận chuyển nên có giá “mềm” so với giá bán tại các shop lớn. “Nếu chị bán hàng nhái, hàng giả thì đã bị “hốt” đi rồi chứ không ở đây để giới thiệu cho em đâu”, chủ cửa hàng nói.

Không chỉ nhộn nhịp ở chợ truyền thống, các sản phẩm “gắn mác” hàng hiệu còn được quảng cáo, giới thiệu bán rầm rộ tại các chợ trực tuyến trên Facebook, trên các sàn thương mại điện tử, với những chiêu trò như hàng xách tay, hàng xuất dư, hàng nhập lỗi, hàng canh sale… và có giá rẻ bất ngờ, thu hút lượng lớn người tiêu dùng tương tác. Nếu gõ cụm từ “Hàng hiệu giá rẻ”, chỉ trong 0,71 giây Google cho đến trên 90 triệu kết quả tìm kiếm – một con số tương đối lớn. Còn nếu tìm kiếm trên Facebook, mảnh đất kinh doanh này được các shop bán hàng lớn, nhỏ tận dụng triệt để.

“Hàng Úc xách tay, đảm bảo chuẩn và giá rẻ nhất face” là lời quảng cáo của một trang tự giới thiệu là “Hàng Úc xách tay”. Trong khi đó, tại một trang bán hàng trực tuyến khác, giá hàng hiệu từ quần áo, mỹ phẩm, túi xách, giày dép được quảng cáo là canh sale bán với giá được gọi là “sập sàn”. “Không phải lúc nào cũng có cơ hội để sở hữu những món đồ hàng hiệu nhưng lại có giá bình dân như vậy. Nhân viên của shop trực tiếp canh sale tại hãng, kết hợp với giảm giá khi mua nhiều nên mới có giá sập sàn như thế cho chị em”, một shop online với hàng ngàn lượt người theo dõi giới thiệu.

Nhộn nhịp sàn thương mại điện tử

Được USTR “chỉ mặt gọi tên” trong việc bán hàng nhái, Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Người viết dạo quanh sàn Shopee, các gian hàng mỹ phẩm, đồ gia dụng, thực phẩm chức năng… được bán bởi các nhà cung cấp nhỏ, lẻ không phải hãng có giá rẻ đến bất ngờ. Vào gian “Dành riêng cho nàng”, các sản phẩm như son, phấn, sản phẩm dưỡng da, nước hoa, kính áp tròng đều có giá khá mềm: son 3CE có giá 139 ngàn đồng (hàng chính hãng giá trên 300 ngàn đồng), cặp kính áp tròng của Ellie có giá 52 ngàn đồng/cặp, phấn mắt 9 ô Venus có giá 18 ngàn đồng, set mỹ phẩm trang điểm mắt sace lady bao gồm macscara, bút kẻ mắt, dụng cụ bấm mi chỉ có giá 55 ngàn đồng/set. Ngoài mỹ phẩm, đồ gia dụng cũng được bày bán với giá rẻ bất ngờ như bình đựng nước Lock & Lock cũng chỉ có giá 28 ngàn đồng/bình, đèn led để bàn bảo vệ mắt cảm ứng với giá đỡ điện thoại có giá 40,5 ngàn đồng/chiếc.

Thực tế, không chỉ có Shopee, các sàn thương mại điện tử khác như Lazada, Tiki, các sản phẩm nhái nhãn mác cũng được bày bán với mức giá rẻ giật mình. Tại Lazada, son 3CE mẫu mới nhất có giá 9,5 ngàn đồng/thỏi, bộ 5 son kem lỳ giá 47 ngàn đồng, đồng hồ thông minh Apple Watch có giá 650 ngàn/chiếc…

“Càng ngày càng tệ, từ khi không cho kiểm tra hàng trước, luôn là sản phẩm kém chất lượng. Tuy được đổi hàng nhưng đổi đi đổi lại 3 tháng vẫn chưa xong, kêu trả lại tiền thì không chịu trả”, là bức xúc chị Vân Uyên đăng tải trên app Lazada phản ánh về trải nghiệm mua sắm của mình.

Vì sao hàng nhái vn có đt sng?

Các sản phẩm nhái hàng hiệu thường chỉ tập trung đến phân khúc người tiêu dùng bình dân, học sinh, sinh viên – đối tượng thường ít quan tâm đến chất lượng mà chỉ quan tâm đến thương hiệu. Làm một khảo sát nhỏ về mức độ hiểu biết, quan tâm của nhóm đối tượng này về hàng nhái thương hiệu, nhãn mác, hầu hết người tiêu dùng đều cho biết, mua vì sản phẩm rẻ, đẹp, dễ tiếp cận.

“Giờ nói chị bỏ vài triệu ra mua một bộ mỹ phẩm về sài thì tiền đâu, trong khi đó chỉ cần 1/10 số tiền đó, chị vẫn có thể sắm được 1 bộ mỹ phẩm y như vậy ngay tại chợ”, chị Thu Trang (tiểu thương nhỏ tại chợ Thủ Đức) chia sẻ.

Ngọc Dung – sinh viên cho hay, bản thân thường xuyên mua mỹ phẩm trên mạng xã hội vì giá rẻ, mẫu mã đa dạng và quan trọng hơn là khi dùng vẫn đẹp long lanh.

Một phần nhắm đến phân khúc thị trường bình dân, học sinh, sinh viên, các mặt hàng nhái thương hiệu còn đánh vào tâm lý thích dùng “hàng ngoại giá rẻ”, dễ dãi trong tiêu dùng của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Mỗi năm, cơ quan chức năng triệt phá nhiều đường dây buôn lậu, buôn bán hàng giả nhãn mác, không hóa đơn chứng từ của các mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Thế nhưng vì lợi nhuận lớn nên tình trạng buôn bán này vẫn diễn ra, đặc biệt là chợ không gian mạng khó kiểm soát.

Thiết nghĩ, để không tiếp tay cho hàng nhái thương hiệu “có đất sống”, mỗi người tiêu dùng khi mua hàng cần cẩn trọng hơn, là người tiêu dùng thông minh, tránh tiền mất, tật mang, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi sử dụng hàng kém chất lượng.

Bài, ảnh: Nam Đnh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)