Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hàng quán ảnh hưởng nặng vì virus corona

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau Tết Nguyên đán, khi dch bnh virus corona bùng phát ti thành ph Vũ Hán, tnh H Bc ca Trung Quc, lây lan ti nhiu quc gia khác trên thế gii (trong đó có Vit Nam). Kéo theo đó, tình trng kinh doanh buôn bán ca các tiu thương, hàng quán cũng rơi vào tình trng ế m…

Mt quán cà phê ti Q.9 vng v khách

“Đìu hiu” hàng ăn, quán nhu

Tại TP.HCM, nếu như vào thời điểm sau Tết của mọi năm, khi sinh viên, công nhân, người lao động nói chung trở lại thành phố học tập, mưu sinh sau những ngày đoàn tụ ăn Tết cùng gia đình, thì hàng ăn, quán nhậu luôn cực kỳ đông khách vào ra. Thậm chí có nơi còn “đuổi” không hết khách, khi tâm lý của mọi người mới lên thành phố, nhất là sinh viên luôn sẵn có tiền, nên họ thường có thói quen tụ hội tại quán hàng, gọi là “gặp mặt đầu năm” cho tiện, chứ tổ chức nấu nướng ở nhà xem ra khá lỉnh kỉnh… Thế nhưng, sau Tết năm nay, dẫu tới tận ngày 10 tháng giêng âm lịch thì đại đa số các hàng quán phục vụ ăn nhậu mới đồng loạt mở cửa bán lại, vậy mà khách khứa vắng vẻ vô cùng. Sở dĩ đại đa số các hàng ăn, quán nhậu mở cửa bán lại muộn hơn hẳn so với mọi năm là vì sinh viên các trường đại học vẫn còn được nghỉ vài tuần ngoài dự kiến, để phòng chống dịch virus corona lây lan.

Chị Lê Thị Hồng, chủ quán cơm tấm tại số 254 trên đường Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, than thở: “Suốt gần chục năm bán hàng nhưng chưa bao giờ lại rơi vào tình cảnh đầu năm ế ẩm như năm nay. Mãi đến mùng 10 tháng giêng mới khai xuân mở bán, đùng một cái sinh viên các trường có lịch nghỉ thêm 1 tuần, rồi thêm 1 tuần nữa để phòng chống virus corona, nên khách khứa vắng hoe. Quán xá ở đây chủ yếu phục vụ khách hàng là sinh viên mấy trường đại học, nên khi sinh viên còn nghỉ chưa lên thì khách vãng lai vào ăn quán chỉ lèo tèo, chán lắm. Bán hàng ngán ngẩm đến ngủ gật, khi mọi bữa bình thường phục vụ khoảng 400 suất ăn, thì dịp đầu năm này 100 suất cũng khó bán hết…”.

Cùng chung cảnh ngộ ế ẩm, vắng khách, anh Nguyễn Văn Khánh, chủ quán hàng chuyên bán cơm – gỏi – cháo – miến gà, với giá bán bình dân phục vụ chủ yếu là sinh viên, kế bên cửa hàng cơm tấm của chị Hồng, cho hay: Năm nay tôi nghỉ Tết về quê sớm hơn thường lệ, khi vào lại thành phố đã muộn, hôm mùng 10 mới ra bán lại nhưng khách vào ăn rất thưa thớt. Mà quán tôi chủ yếu phục vụ sinh viên nên khách thưa thớt cũng đúng thôi… “Tiền mướn mặt bằng 20 triệu đồng/tháng, nên mở mắt ra là đã tiêu tốn hết gần 700 ngàn đồng/ngày, đó còn chưa tính tiền điện, tiền nước, tiền mấy thành viên ăn uống, rồi trả công nhân viên… Vì vậy tôi cứ mở bán với mong muốn tìm được chút khách vãng lai nào hay chút đó, bù đắp chút chi phí, dẫu không đủ, nhưng cũng cầm cự để đợi dịch bệnh được khống chế và sinh viên lên lại, lúc đó may ra mới bán được”, anh Khánh trải lòng.

Không chỉ vậy, các quán nhậu bình dân cũng rơi vào tình cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Một quán nhậu theo dạng các món xiên que nướng, gần làng Đại học Quốc gia TP.HCM (P.Linh Trung, quận Thủ Đức), sau Tết, khi sinh viên từ quê lên lại học tập, quán này rất đông khách, bởi sinh viên luôn có thói quen… họp mặt đầu năm! Thế nhưng, năm nay dẫu chủ quán mở bán từ hôm 11 tháng giêng, song khung cảnh quán luôn trong tình cảnh… “trống trải”, khách thưa thớt, khiến cho cả chủ quán và nhân viên phục vụ buồn tới nước… ngủ gật! Phạm Thanh Phương, sinh viên năm 4, Học viện Ngân hàng – một trong nhóm 4 thành viên góp vốn mở quán – cho biết bình thường mọi năm thời điểm này, mỗi ngày quán thu hút từ 500-700 khách. Năm nay do virus corona quán chỉ có khoảng dăm bảy chục người!

Quán cà phê mùa vng… khách

Dạo quanh khu vực quận Thủ Đức, Bình Thạnh, quận 9, quận 2… chúng tôi thấy tại hầu hết các quán cà phê cũng đều rất ít khách. Cà phê Tí Tách, Đồng Xanh – vốn là một trong những quán lâu đời, nổi tiếng tại Thủ Đức, khi bình thường mỗi ngày phục vụ cả ngàn khách, thì thời điểm này cũng đang trong tình cảnh rất ít khách. Nguyễn Văn Thành, nhân viên trông xe của tiệm cà phê Đồng Xanh (đường Hoàng Diệu 2, P.Linh Trung, quận Thủ Đức) cho biết, thường ngày bãi đậu xe của quán luôn không còn chỗ vậy mà từ đầu năm tới giờ khách vào ra thưa thớt khiến ông bà chủ… phát buồn. Nhân viên của quán đông tới vài chục người, do ít khách nên đều ngồi chơi xơi nước. Dẫu vậy nhưng chủ quán không dám cho nhân viên nghỉ bớt, vì họ hy vọng vài bữa khi dịch virus corona được khống chế, nhịp sống bình thường trở lại thì khách lại đông…

Chị Lương Xuân Hạnh, mở bán cà phê trên đường Dương Đình Hội từ 4 năm nay (P.Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP.HCM) nói: “Mở bán mùng 5 Tết tới giờ, từ sáng tới khuya vậy mà không hôm nào có nổi tổng cộng 50 khách! Năm ngoái thời điểm này này thì ngày nào khách cũng đông từ sáng tới khuya, khi có ngày lượng khách tới vài, ba trăm người…”.

Hàng ăn, quán nhậu thường trông chờ và sống nhờ số đông khách là sinh viên nên người kinh doanh ế ẩm là điều dễ hiểu. Bà Lê Thu Hạnh, chủ một tiệm cà phê nhỏ vỉa hè trên đường xa lộ Hà Nội (P.Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM) cho biết: Từ khi có dịch corona khách đến quán của bà uống giảm tới… 70%, nghĩa là khi trước mỗi ngày bà bán được cỡ 200 ly, nay con số ấy chỉ là 60 ly. “Tâm lý người ta sợ bị lây lan dịch bệnh khi tụ tập chỗ đông người, vì vậy mà người ta hạn chế đi uống cà phê. Một số lượng ít khách tới quán họ cũng có đeo khẩu trang, khi uống họ hé mở, liền sau đó bịt lại ngay. Họ làm vậy là tốt, vì vừa phòng chống dịch bệnh cho mình cũng như tránh lây lan cho những người khác… Mà không biết bao giờ dịch virus corona qua đi, chứ cứ kéo dài như thế này không riêng gì quán tôi, mà nhiều quán khác cũng phá sản, nhất là các quán phải thuê mướn mặt bằng để kinh doanh!”.

Đại đa số người dân đều rất ít, rất ngại tới chỗ đông người. Họ thường thay đổi thói quen ăn hàng quán bằng cách mua đồ về nhà nấu ăn. Như vậy là tốt, đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra…

Bài, ảnh: Thch Bích Ngc
(ĐH Quc gia TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)